Cả nước có trên 2.000 xã đạt chuẩn nông thôn mới

03:09, 30/09/2016

(LĐ online) - Sáng 30/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Phát động phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2016-2020. Đầu cầu tỉnh Lâm Đồng có ông Phạm S, Phó CHủ tịch UBND tỉnh và đại diện các sở ngành,  địa phương trong tỉnh.

(LĐ online) - Sáng 30/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020. Đầu cầu tỉnh Lâm Đồng có ông Phạm S, Phó CHủ tịch UBND tỉnh và đại diện các sở ngành,  địa phương trong tỉnh.
 
Đến nay, cả nước đã có  trên 2.000 xã  và  24 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Giai đoạn 2011-2015, tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình là  trên 850 tỷ đồng . Mục tiêu của Chương trình đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%, bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người tăng ít nhất gấp 1,8 lần so với năm 2015. Để đạt được mục tiêu trên cả nước  cần  tập trung vào 4 nhóm nhiệm vụ chủ yếu là: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã; thực hiện phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; bảo vệ và cải thiện môi trường và giữ vững và tăng cường an toàn, an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn. Tổng vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020 tối thiểu là hơn 193 ngàn tỷ đồng.
 
Riêng tại Lâm Đồng, đến nay đã có 45 xã và huyện Đơn Dương đạt chuẩn NTM.  Trong 5 năm, Lâm Đồng đã huy động được  trên 36.500 tỷ đồng xây dựng NTM, trong đó vốn do doanh nghiệp và người dân đóng góp là trên 89%. 
 
Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ghi  nhận các ý kiến kiến nghị và  đánh giá cao những thành quả đạt được của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trong toàn quốc, đồng thời Thủ tướng đã đưa  ra các giải pháp thực hiện Chương trình nhằm đạt mục tiêu nhiệm vụ của chương trình đã đề ra như tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng NTM, bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách; Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình, có cơ chế phân bổ, giám sát và theo dõi các nguồn vốn một cách cụ thể đồng thời có sự hợp tác quốc tế trong xây dựng nông thôn mới.
 
D.Quỳnh