Lâm Đồng mở rộng và đạt hiệu quả cao trong đối ngoại

02:09, 15/09/2016

(LĐ online) - Thời gian qua, Lâm Đồng đã chủ động xây dựng và triển khai chương trình tổng thể về hội nhập quốc tế, đặc biệt là việc gia nhập vào cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015; đẩy mạnh quan hệ đối ngại với các cơ quan đại diện các nước, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; tăng cường thu hút những nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực có lợi thế của tỉnh.

(LĐ online) - Thời gian qua, Lâm Đồng đã chủ động xây dựng và triển khai chương trình tổng thể về hội nhập quốc tế, đặc biệt là việc gia nhập vào cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015; đẩy mạnh quan hệ đối ngại với các cơ quan đại diện các nước, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; tăng cường thu hút những nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực có lợi thế của tỉnh. Đến nay, Lâm Đồng có quan hệ với 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các nước: Mỹ, Pháp, Anh, Nga, Đức, Hà Lan, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc... và 12 tổ chức quốc tế; thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với 6 địa phương nước ngoài.
 
Từ năm 2008, trên cơ sở biên bản ghi nhớ ký kết giữa tỉnh Lâm Đồng và Champasak (Lào), nhiều hoạt động và chương trình hợp tác giữa hai địa phương được triển khai sâu rộng, hiệu quả. Giai đoạn 2012 – 2015, các chương trình hợp tác giữa hai tỉnh được triển khai đi vào chiều sâu trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đào tạo, nông nghiệp công nghệ cao. Cuối năm 2014, Lâm Đồng đã bàn giao các hạng mục, công trình hợp tác có tổng giá trị 18.683.000 đồng cho Champasak và cấp học bổng thạc sĩ cho 2 cán bộ Lào tại Đại học Cần Thơ. Tháng 5/2016, hai bên tiếp tục ký kết Biên bản ghi nhớ với các nội dung hợp tác cụ thể trong giai đoạn 2016 - 2020, tập trung chủ yếu vào việc đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ sản xuất nông  nghiệp và các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, văn hóa, xã hội. 
 
Với tỉnh Đông Flanders (Vương quốc Bỉ), ngày 15/4/2012 hai bên triển khai Biên bản ghi nhớ về Hợp tác trong lĩnh vực trồng trọt (canh tác rau và phát triển cây trang trí tại tỉnh Lâm Đồng). Hai tỉnh đã ký kết 2 biên bản ghi nhớ triển khai chương trình hợp tác áp dụng trên cây dâu tây, hoa cúc và cà phê vào ngày 15/4/2014. Trong tháng 10/2015, tiếp tục ký kết Biên bản ghi nhớ thực hiện dự án nâng cao năng suất, chất lượng canh tác cà chua tại Lâm Đồng. 
 
Thông qua giới thiệu của Hiệp hội các doanh nghiệp Hàn Quốc, tháng 1/2012, đoàn công tác của thành phố Guri (tỉnh Gyeonggi-Do, Hàn Quốc) do Thị trưởng Park Young Sun đến thăm và làm việc tại Lâm Đồng. Sau khi khảo sát thực tế một số doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản, một số điểm du lịch nổi tiếng của Đà Lạt, đoàn đề nghị ký “Biên bản về việc thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Lâm Đồng và thành phố Guri”. Theo đó, hai bên sẽ hợp tác trên các lĩnh vực KT-XH, văn hóa, du lịch; đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau thông qua tăng cường giao lưu dưới các hình thức khác nhau. 
 
Qua sự giới thiệu của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, thành phố Chuncheon (Hàn Quốc), Lâm Đồng chấp thuận chủ trương để thành phố Đà Lạt kết nghĩa với thành phố Chuncheon nhằm tăng cường giao lưu, quan hệ trong các lĩnh vực cụ thể của hai địa phương. Dự kiến sẽ ký kết văn bản kết nghĩa vào cuối năm 2016.
 
Hiện Lâm Đồng có 27 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) đăng ký hoạt động tại tỉnh với tổng kinh phí giải ngân khoảng 1,6 triệu USD, góp phần thiết thực hỗ trợ phát triển KT-XH địa phương. Ngoài ra, trung bình hằng năm tỉnh tiếp nhận 5 tổ chức PCPNN thực hiện viện trợ phi dự án. Mỗi năm, Lâm Đồng tiếp nhận một số cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động từ thiện nhân đạo khác đến từ Hàn Quốc, Đức, Hoa Kỳ, Singapore trong các lĩnh vực giáo dục, y tế… với số kinh phí giải ngân chiếm 15-20% tổng giá trị giải ngân hằng năm. Trên cơ sở thiết lập mối quan hệ lâu dài, Lâm Đồng đã thông qua các cá nhân, tổ chức nước ngoài tiếp tục thu hút., vận động nguồn tài trợ PCPNN, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người địa phương đến bạn bè quốc tế. Từ năm 2012 đến nay, tỉnh tiếp nhận 18 tình nguyện viên nước ngoài (đến từ tổ chức KOICA, Hàn Quốc và JICA, Nhật Bản), hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt, y tế… Hằng năm tỉnh cũng đón tiếp và hướng dẫn trên 10 đoàn phóng viên báo chí nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Đức, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan… hoạt động tại địa phương. 
 
Lâm Đồng luôn xác định cộng đồng người địa phương ở nước ngoài là cầu nối quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho mối quan hệt hữu nghị, hợp tác, phát triển kinh tế giữa tỉnh với đối tác nước ngoài; đồng thời là lực lượng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh quê hương tại các nước. Do đó hằng năm, tỉnh tổ chức “Gặp mặt thân mật bà con Kiều bào” về quê đón Tết cổ truyền. Trong tỉnh đã có một số mô hình đầu tư của kiều bào đang đạt kết quả thành công. Tiêu biểu như ông Tiêu Như Phương (quốc tịch Đức) thành lập Công ty TNHH Maico Đà Lạt với mô hình dự án Dalat Edensee, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai (quốc tịch Pháp) là chủ đầu tư dự án Làng Bình An, ông Nguyễn Văn Minh (quốc tịch Pháp) là Giám đốc Công ty TNHH Sinh học Sạch. 
 
ĐAN THANH