Hội nghị trực tuyến báo cáo viên các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tháng 3/2017

01:03, 09/03/2017

(LĐ online) - Sáng 9/3,  Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến báo cáo viên các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tháng 3/2017 với 50 điểm cầu trong cả nước.

(LĐ online) - Sáng 9/3,  Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến báo cáo viên các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tháng 3/2017 với 50 điểm cầu trong cả nước.
 
Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị
Hội nghị thông tin hai chuyên đề: Thực trạng hoạt động lễ hội của nước ta hiện nay, nhiệm vụ đặt ra đối với các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương trong việc tổ chức, quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của lễ hội trong tình hình mới; Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng nền công nghiệp, nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế. 
 
Tại đầu cầu Lâm Đồng, đồng chí Nguyễn Thanh Đạm – Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Tham dự còn có lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh, các đồng chí báo cáo viên Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo các sở, bạn, ngàn liên quan của tỉnh…
 
Thời gian gần đây, công tác tổ chức lễ hội vẫn còn nhiều bất cập: Công tác tuyên truyền hướng dẫn cho quần chúng nhân dân hiểu rõ ý nghĩa và giá trị của lễ hội rất hạn chế, nặng về tình diễn đạo cụ, sân khấu phô diễn tốn kém nhưng không hiệu quả. Một số lễ hội còn chứa các yếu tố mê tín dị đoan, tệ nạn, chặt chém… Trước tình hình đó, nhiều văn bản của Đảng về công tác quản lý lễ hội đã được ban hành. Từ đó các bộ liên quan cũng đã ra các thông tư cụ thể để tăng cường công tác quản lý, tổ chức và xử phạt vi phạm trong các lễ hội. Các địa phương có lễ hội cũng cần nắm rõ tình hình tổ chức và siết chặt quản lý, xử lý nghiêm các vi phạm, mạnh tay yêu cầu dừng một số lễ hội đã được cấp phép nhưng có yếu tố phản cảm trong hoạt động trên địa bàn…
 
Đề cập tới việc biến đổi khí hậu có khả năng làm thay đổi cơ cấu nông nghiệp của Việt Nam. Bởi vậy cần hình thành nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, tiến đến nền nông nghiệp hữu cơ, thông minh được sản xuất theo chuỗi, hạn chế tối đa việc xuất sản phẩm thô.
 
Trong thực hiện chủ trương của Đảng về tái cơ cấu nền nông nghiệp, đã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp. Trong 3 năm gần đây số trang trại tăng lên gần gấp đôi, có khoảng 300 hợp tác xã ra đời mỗi năm… Điều đó đã góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại do biến đổi khí hậu, phục hồi sản xuất và tạo đà để tăng trưởng lại. 
 
Tuy nhiên, về tổng thể sự chuyển động đó vẫn ở cấp độ nhỏ, tốc độ phát triển chưa nhanh (chỉ 1% doanh nghiệp tham gia vào nông nghiệp), chưa hình thành vùng sản xuất lớn, chế biến sâu. Từ đó dẫn đến vấn đề an toàn thực phẩm vẫn là nỗi lo lớn. Kết quả chuyển dịch tái cơ cấu nông nghiệp ở các địa phương chưa đồng đều. Thị trường tiêu thụ nông sản bấp bênh, nông sản Việt Nam luôn ở thế bị động bởi vậy đời sống nhân dân chưa được cải thiện như mong muốn.
 
Thời gian tới phương châm tái cơ cấu cần: thích ứng coi thị trường là số một. Sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở thích ứng với biến đổi khí hậu. Cụ thể là việc lựa chọn đối tượng sản xuất, phát huy lợi thế. Xây dựng nền nông nghiệp đi lên từ quy mô hộ ứng dụng công nghệ cao, sạch, hữu cơ tiến tới nông nghiệp thông minh. Rà soát hình thành ba trục sản phẩm để tập trung tái cơ cấu gồm: nhóm sản phẩm quốc gia, sản phẩm mang tính chủ lực địa phương, sản phẩm mang tính quy mô vừa phải. 
 
Để thực hiện tái cơ cấu cần tạo chuyển biến nhận thức sâu sắc từ các cấp các ngành đến người dân. Tháo gỡ những vướng mắc để hình thành sản xuất tập trung. Thúc đẩy khởi nghiệp để tăng nguồn lao động chất lượng cao trong nông nghiệp. Nghiên cứu và phát triển thị trường, tăng cường thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước, phân cấp cho địa phương tạo điều kiện xã hội hóa để thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp. 
 
N. Ngà