Đà Lạt năm 1908 (tiếp theo và hết)

03:03, 12/03/2014

Tôi ở lại suốt ngày ở đây để chăm sóc những con ngựa mà trong năm ngày đường vừa rồi mệt mỏi và gầy hơn ba mươi ngày từ Vinh đến Phan Rang. Ở đây ít ra cũng có cỏ và thóc nhờ ông Cunhac và ông Bonhotal, thanh tra cảnh binh, một người đã ở Đông Dương từ lâu, biết tiếng Kinh, Mường, một ít tiếng người dân tộc bản địa,…

Djiring, 1 tháng 4
 
[links(right)] Tôi ở lại suốt ngày ở đây để chăm sóc những con ngựa mà trong năm ngày đường vừa rồi mệt mỏi và gầy hơn ba mươi ngày từ Vinh đến Phan Rang. Ở đây ít ra cũng có cỏ và thóc nhờ ông Cunhac và ông Bonhotal, thanh tra cảnh binh, một người đã ở Đông Dương từ lâu, biết tiếng Kinh, Mường, một ít tiếng người dân tộc bản địa,…
 
Sự tiếp đãi giống như tại khắp Đông Dương: giản dị, thân thiết. Mọi người đều cảm thấy như ở nhà mình, không làm phiền nhau. Ai cũng đều có công việc riêng, tăng thêm vào bữa ăn số lượng hơn là chất lượng, kể nhiều chuyện không bao giờ viết được. Ông Cunhac và Bonhotal, nhất là ông Cunhac, đã ở từ lâu trên vùng đất này để chứng kiến và biết được những công việc các phái đoàn đã thực hiện trên cao nguyên Lang Biang. Bác sĩ, sĩ quan trắc địa, công chánh, bưu điện, nông nghiệp, lâm nghiệp đã lên Lang Biang từ đây hay Phan Rang, các dự án tiếp tục được soạn thảo tốn không ít kinh phí và nhất là nhiều người đã chết. Họ không hiểu kết thúc rồi sẽ ra sao. Như mọi lần, những người họ tham vấn là những nhân vật tại chỗ đã đi và biết nhiều chuyện.
 
Tôi tham quan Djiring. Đường không dài, vài chục nhà người Kinh, ba hay bốn người Hoa buôn bán nhỏ trao đổi với người dân tộc bản địa, công chức Pháp. Trung tâm hành chính này tuy có cả đại diện chính quyền và cảnh binh nhưng không bằng một xã nhỏ ở vùng nông thôn nước Pháp. Nhưng ông Cunhac yêu xứ sở này và quyết tâm ở lại.
 
Phố trong rừng - Ảnh: THANH TOÀN
Phố trong rừng - Ảnh: THANH TOÀN
 
Gia Bắc, ngày 2 tháng 4
 
Có thể nói hôm nay là ngày của cọp. Không vùng đất nào ở Nam Trung Kỳ có nhiều cọp như ở đây, người ta báo cho tôi đừng khởi hành quá sớm và nên đến nơi sớm. Những con ngựa được nghỉ ngơi và ăn uống kỹ hôm qua đã vượt chặng đường 45km trong 8 giờ, chỉ dừng chân ở trạm Giăng Ca (Yankar) để ăn. Sau một đoạn đường lên dốc nhẹ nhàng, chúng tôi đến đỉnh núi, nhìn cảnh núi non hùng vĩ,
 
Rồi xuống dốc, nhiều khu rừng rất đẹp.
 
Qua khỏi khu rừng thông, chúng tôi gặp những khu rừng hỗn giao. Chúng tôi đi giữa những rặng tre cao nhất tôi chưa từng thấy, cao 20 hay 50m, với những thân cây to bằng chân người. Tàn lá tre phủ bóng xuống mặt đất trên những lối đi đầy cỏ khô.
 
Trong xứ sở hoang vu này, chúng tôi chỉ tìm thấy được một ít cỏ cho ngựa vào giữa trưa trong một trạm tồi tàn, lá tre khô quá cứng. Buổi chiều, ở Gia Bắc (Yabak), chúng tôi nhận được một ít thóc nhưng không có cỏ. Đã năm giờ, thời gian đi cắt cỏ bị trễ, một hàng rào to lớn bao quanh trạm, đêm đêm người ta nghe tiếng cọp gầm. Hôm nay, tôi đã nhìn thấy trên đường đi hơn một trăm lần phân cọp và dấu chân trên những vùng đất ẩm ướt hay có cát. Tôi không bao giờ tin rằng ở đây có nhiều cọp như thế! Cảnh tượng này luôn ám ảnh tôi.
 
Hôm nọ, ngay cả ở Djiring, cọp đã vồ một con ngựa gần bưu điện vào lúc mười giờ sáng, cọp còn trở lại hai hay ba lần trong ngày. Vào lúc ba giờ chiều, cọp còn trở lại và thoát khỏi bốn viên đạn bắn cách xa mười lăm mét. Ông Cunhac nhận xét cọp là chúa sơn lâm, ở vùng này động vật hoang dã nhiều hơn con người.
 
Không đầy ba tháng đã có chín nhân viên bưu điện bị cọp vồ, khi thư từ không đến, người ta biết chuyện gì đã xảy ra.
 
Trên đường mòn Canivey, gần Đà Lạt, một người dân tộc thiểu số đã bị cọp vồ giữa ban ngày trong một đoàn 120 người. Trung úy Gauthier dẫn đầu đoàn bị cọp vồ ngay trên lưng ngựa vào lúc 4 giờ 30 chiều. Cọp vồ vào gáy và tha vào rừng. Bốn ngày sau, người ta tìm thấy một chiếc giày, vài mảnh quần áo, một cái sọ người. Ông chưởng ấn Montagne làm việc trong tòa công sứ Nha Trang cũng bị chết như vậy, ngay trên lưng ngựa và giữa ban ngày.
 
Ở Gia Bắc, từ khi mặt trời lặn, mọi người đều rút vào sau hàng rào tre dày ít nhất sáu mét. Người nấu bếp và người phục vụ rất hoảng sợ, người cận vệ đã cùng tôi vượt núi trong nhiều năm hơi bình tĩnh hơn. Những con ngựa cũng cảm thấy sự hiểm nguy, hí vang lên.
 
Nguồn: P. Duclaux. Dalat de 1908, à cheval dans la nature sauvage. Indochine, Hanoi, 1941, No 40.
 
NGUYỄN HỮU TRANH