3 lý do nên dừng ngay việc gắp thức ăn cho người khác trong bữa ăn

10:08, 01/08/2016

Tuy là một thói quen, thậm chí là văn hóa ăn uống của người Việt mỗi khi ngồi mâm cơm, nhưng bạn sẽ dừng ngay việc gắp thức ăn cho người khác sau khi biết những nguy hại của chúng.
 

Tuy là một thói quen, thậm chí là văn hóa ăn uống của người Việt mỗi khi ngồi mâm cơm, nhưng bạn sẽ dừng ngay việc gắp thức ăn cho người khác sau khi biết những nguy hại của chúng.
 
Để tránh nguy cơ lây lan các bệnh trên, bảo vệ sức khỏe tốt nhất, bạn nên hạn chế gắp thức ăn cho người khác. Ảnh minh họa.
Để tránh nguy cơ lây lan các bệnh trên, bảo vệ sức khỏe tốt nhất, bạn nên hạn chế gắp thức ăn
cho người khác. Ảnh minh họa.

“Cực hình ăn uống” đối với người được gắp
 
Việc gắp thức ăn cho người lớn, trẻ em hay bạn bè đã được người Việt xem như một nét đẹp văn hóa trong ăn uống và là thói quen khó bỏ. Ngoài tăng tình cảm gắn kết, thể hiện sự tôn trọng, yêu mến cho một ai đó, khi gắp thức ăn, hành động này còn có nhiều mặt trái.
 
Sẽ cực kỳ bất tiện và cười ra nước mắt nếu như vì yêu mến người nào đó, bạn cứ hồn nhiên gắp thức ăn lia lịa vào bát cho người ấy. Trong khi người được gắp lại không hề thích những món ăn bạn đã gắp cho họ.
 
Hoặc họ ăn không hết thức ăn đã gắp. Điều này gây tâm lý ức chế, không thoải mái, thậm chí sợ hãi, ám ảnh với mỗi bữa ăn mà họ phải ngồi cùng mâm hay cùng bàn với bạn.
 
Con đường lây lan các bệnh truyền nhiễm
 
Thực tế, theo nhiều nghiên cứu đã công bố, số lượng vi khuẩn trong khoang miệng của mỗi người khoảng gần 80 triệu, trong đó nhiều vi khuẩn gây thường lây qua đường ăn uống chung.
 
Bên cạnh đó, gắp thức ăn cho người khác là 1 trong những yếu tố gây nên mất vệ sinh thực phẩm. Từ đó có thể lây truyền các bệnh truyền nhiễm qua đường thức ăn từ đũa, bát, thìa của người này sang người khác như: cảm cúm, quai bị...
 
Vậy nên, để tránh nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe tốt nhất, bạn nên hạn chế gắp thức ăn cho người khác. Hoặc bạn vẫn có thể giữ thói quen này trong bữa ăn bằng cách sử dụng đôi đũa sạch khác để gắp thức ăn.
 
Để tránh nguy cơ đối mặt với các bệnh trên, bạn cần từ bỏ thói quen xấu như uống chung rượu, chung nước chấm, dùng chung đũa... Ảnh minh họa.
Để tránh nguy cơ đối mặt với các bệnh trên, bạn cần từ bỏ thói quen xấu như uống chung rượu,
chung nước chấm, dùng chung đũa... Ảnh minh họa.

Nguy cơ đối mặt với viêm gan, viêm loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP
 
Theo Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam đã từng cho biết: Việc gắp thức ăn cho nhau rất nguy hiểm, có thể dẫn đến lây các bệnh qua đường tiêu hóa, viêm gan A, đặc biệt là vi khuẩn HP – một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, lâu ngày tiến triển thành ung thư dạ dày.
 
Vi khuẩn HP lây lan qua rất nhiều đường khác nhau, nhưng HP có nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh, lan truyền qua người lành chủ yếu thông qua đường ăn uống. Và một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm HP trong cộng đồng rất cao là do thói quen chung đụng thức ăn trong ăn uống hàng ngày.
 
Vì thế, để tránh nguy cơ đối mặt với các bệnh trên, bạn cần từ bỏ thói quen xấu như uống chung rượu, chung nước chấm, dùng chung đũa...
 
(Theo Người đưa tin)