Hoa thân gỗ độc đáo ở Ðà Lạt

08:10, 13/10/2016

Chuông Vàng: tên khoa học Spathodea Campanulata Bean, du nhập vào Đà Lạt năm 1960, nguồn gốc từ châu Phi, cây đầu tiên được trồng tại chùa Quán Thế Âm (bên hồ Xuân Hương). Từ năm 1996, Công ty QLCT Đô thị Đà Lạt nhập giống mới, trồng nhiều hai bên đường Lê Hồng Phong, Phan Đình Phùng, hồ Hoàng Văn Thụ, công viên.

Chuông Vàng: tên khoa học Spathodea Campanulata Bean, du nhập vào Đà Lạt năm 1960, nguồn gốc từ châu Phi, cây đầu tiên được trồng tại chùa Quán Thế Âm (bên hồ Xuân Hương). Từ năm 1996, Công ty QLCT Đô thị Đà Lạt nhập giống mới, trồng nhiều hai bên đường Lê Hồng Phong, Phan Đình Phùng, hồ Hoàng Văn Thụ, công viên. Là loài cây thân gỗ, hoa màu vàng cam (tựa quả chuông), nở thành chùm, suốt 4 mùa. Chuông vàng rực rỡ treo trên nền trời xanh, rất ấn tượng.

 

Vông Kê: nguồn gốc từ Trung Đông, tên khoa học Erythrina cristagalli, du nhập vào Đà Lạt năm 1965. Hai cây đầu tiên, do KS Lương Văn Sáu trồng ở cổng sau Khách sạn Palace (gần mấy cây thông lớn), nên rất ít người biết. Đến nay, đã thành cổ thụ (cao 13 - 15 m), thân - cành xù xì mốc meo, nở hoa quanh năm - những chuỗi hoa dài, màu đỏ cam, rất bắt mắt. Từ năm 1993, Đà Lạt nhập loài Vông Kê mới (Osaka), được trồng nhiều trong các công viên, khu du lịch và cả nhà dân nữa.  
 
MAI CHÂU