Ấn tượng công viên tượng cát Mũi Né

09:02, 09/02/2017

Ngay trong những ngày đầu xuân Đinh Dậu, Công viên tượng đá ở Mũi Né (Bình Thuận) đã mở cửa đón khách tham quan công trình tượng cát nghệ thuật do các điêu khắc gia nước ngoài từ nhiều quốc tịch hưởng ứng tham gia thể hiện. 

Ngay trong những ngày đầu xuân Đinh Dậu, Công viên tượng đá ở Mũi Né (Bình Thuận) đã mở cửa đón khách tham quan công trình tượng cát nghệ thuật do các điêu khắc gia nước ngoài từ nhiều quốc tịch hưởng ứng tham gia thể hiện. 
 
Cóc kiện trời. Ảnh: T.N.Trác
Cóc kiện trời. Ảnh: T.N.Trác

Người xem dễ dàng bắt gặp những câu chuyện kể trong Thần thoại Hy Lạp của Homerus, tác gia của hai sử thi Iliad (Iliat) và Odýsseia (Ô-đi-xê) nổi tiếng trong nền văn học Hy Lạp; bắt gặp Chú Mèo đi Hia, Cô bé Lọ Lem, Cô bé quàng khăn đỏ, Công chúa ngủ trong rừng… đã được Charles Perrault (1628 - 1703) - một nhà văn có ảnh hưởng rất lớn trong nền văn học Pháp thế kỷ XVII thể hiện trong tác phẩm của mình. Nhiều câu chuyện của ông đã được chuyển thành nhạc kịch, các vũ điệu ba-lê (ballet), các vở diễn trên sân khấu và phim ảnh…
 
Lọ lem. Ảnh: T.N.Trác
Lọ lem. Ảnh: T.N.Trác

Trong công viên tượng cát ở Mũi Né, người xem sẽ chứng kiến một loạt nhóm tượng, như: Người đẹp và quái thú; Con kiến, con châu chấu của điêu khắc gia Gisele Prata Rial (Brazil); Persephone; Con cáo, con quạ của Marielle Heessele (Netherlands-Hà Lan); Chùa Thiên Mụ của Andrius Petkus (Lithuania- Lítvia); Cóc kiện trời của điêu khắc gia Seu Mc Grew (USA); Tháp Po Nagar của Joo Heng Tan (Singarpo); Lọ Lem của điêu khắc gia Dmtrii Klimenko (Russia-Nga); hoặc tác phẩm “La Ga tội nghiệp” của một điêu khắc gia người Togo… 
 
Một công viên mới hình thành chưa được một năm đã thu hút được ngay du khách - đặc biệt là rất nhiều du khách người nước ngoài đã đến tham quan. Đây là một tín hiệu vui cho ngành du lịch Bình Thuận - một trong những địa phương có mối quan hệ khăng khít với tỉnh Lâm Đồng. Hy vọng từ công viên tượng đá này, Bình Thuận sẽ có thêm những điểm đến ấn tượng.
 
TRẦN NGỌC TRÁC