Nghiệm thu đề tài khoa học "Chọn lọc, di thực, bình tuyển và thử nghiệm trồng một số giống bơ năng suất cao và chất lượng tốt"

08:10, 06/10/2017

Ngày 4/10, Sở Khoa học - Công nghệ Lâm Đồng đã tổ chức Hội đồng khoa học nghiệm thu đề tài "Chọn lọc, di thực, bình tuyển và thử nghiệm trồng một số giống bơ năng suất cao và chất lượng tốt" do Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng chủ trì thực hiện. 

Ngày 4/10, Sở Khoa học - Công nghệ Lâm Đồng đã tổ chức Hội đồng khoa học nghiệm thu đề tài “Chọn lọc, di thực, bình tuyển và thử nghiệm trồng một số giống bơ năng suất cao và chất lượng tốt” do Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng chủ trì thực hiện. 
 
Nghiệm thu đề tài khoa học “Chọn lọc, di thực, bình tuyển và thử nghiệm trồng một số giống bơ năng suất cao và chất lượng tốt”
Nghiệm thu đề tài khoa học “Chọn lọc, di thực, bình tuyển và thử nghiệm trồng một số giống bơ
năng suất cao và chất lượng tốt”

Đề tài đã hoàn thành được các mục tiêu, nội dung đề ra đó là: Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất bơ tại Lâm Đồng qua việc tổ chức các hội thảo tham vấn điều tra, khảo sát tại các vùng bơ để phát hiện những cây bơ năng suất cao, phẩm chất tốt, sinh trưởng ổn định. Từ đó chọn lọc được 6 cây bơ đầu dòng và di thực của các hộ gia đình có ưu điểm: cây sinh trưởng phát triển tốt, trái lớn, cơm vàng, dẻo, béo, không có xơ, trong đó có 2 cây bơ trái vụ, 2 cây bơ ra trái quanh năm. Đồng thời di thực được 2 giống bơ có năng suất cao, chất lượng tốt từ Đắk Lắk về trồng khảo nghiệm. Xây dựng 1.500 m 2 vườn nhân chồi và 500 m 2 vườn sản xuất giống phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu và cung ứng giống bơ tốt cho người trồng bơ. Đã thực hiện khảo nghiệm tính thích ứng của các dòng bơ di thực và các dòng bơ bình tuyển trong điều kiện trồng xen canh với cây cà phê tại 4 vùng sinh thái khác nhau trên địa bàn tỉnh tại Bảo Lộc - Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng, Đam Rông; xác định mật độ trồng xen phù hợp, hoàn thiện quy trình chăm sóc, bảo tồn các cây bơ đã bình tuyển; xây dựng 4 mô hình trồng khảo nghiệm các dòng bơ, phân tích đánh giá hàm lượng chất béo, đạm, vitamin, khoáng chất có trong trái bơ. 
 
Đề tài được Hội đồng khoa học nghiệm thu và đánh giá đạt kết quả. Tuy nhiên, với yêu cầu thực tiễn tìm kiếm chọn lọc giống bơ không chỉ có chất lượng ưu việt hơn những giống bơ sẵn có, giàu dưỡng chất mà còn bảo quản được lâu sau thu hoạch vừa đáp ứng tiêu thụ ở thị trường nội địa mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài; Hội đồng khoa học đã thẳng thắn đề nghị đơn vị thực hiện đề tài cần phải bổ sung các vấn đề như: thời gian bảo quản sau thu hoạch của từng dòng bơ, phải so sánh được hàm lượng dưỡng chất của từng giống bơ được lựa chọn với các giống bơ chất lượng được ưa chuộng trên thị trường hiện nay như: 034, Booth, Reed... từ đó sẽ thuyết phục hơn trong việc ứng dụng đề tài vào thực tiễn, chuyển giao cho nông dân nhân rộng trồng đại trà. 
 
QUỲNH UYỂN