Phát hiện hệ thống sao lùn đỏ khác thường

07:10, 25/10/2019

Các nhà thiên văn học vừa khẳng định sự tồn tại của 2 hành tinh quay trên các quỹ đạo rất khác nhau trong hệ thống 2 sao lùn đỏ (được gọi là hệ thống GJ 15).

Các nhà thiên văn học vừa khẳng định sự tồn tại của 2 hành tinh quay trên các quỹ đạo rất khác nhau trong hệ thống 2 sao lùn đỏ (được gọi là hệ thống GJ 15).
 
 
Hệ thống GJ 15 ở cách chúng ta 11,6 năm ánh sáng. Hệ thống này bao gồm 2 sao lùn đỏ chiếu sáng yếu ớt, quay xung quanh nhau với chu kỳ khoảng 2.600 năm. Khoảng cách giữa 2 sao lùn đỏ này là 147 đơn vị thiên văn (1 đơn vị thiên văn xấp xỉ bằng khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời). Ngôi sao lớn hơn (GJ 15A) có khối lượng bằng 0,38 khối lượng Mặt trời, còn ngôi sao nhỏ hơn (GJ 15B) - 0,15 khối lượng Mặt trời.
 
Ngay từ năm 2014, giới thiên văn học đã nghi ngờ rằng xung quanh 1 trong 2 ngôi sao này có những ngoại hành tinh (hành tinh ngoài Hệ Mặt trời). Tuy nhiên, khi đó các quan sát bổ sung đã phủ nhận sự tồn tại của các ngoại hành tinh này. Phải đến năm 2019 này, nhờ công nghệ quan sát chính xác, các nhà thiên văn học mới khẳng định là có 2 ngoại hành tinh trong hệ thống GJ 15. Cả 2 ngoại hành tinh đều quay xung quanh sao lùn GJ 15A và có tên tương ứng là GJ 15Ab và GJ 15 Ac.
 
Hệ thống con GJ 15 A rất lạ, bởi ngoại hành tinh GJ 15Ab quay rất gần ngôi sao chủ (với chu kỳ 11,4 ngày; ở khoảng cách xấp xỉ 10,5 km), trong khi GJ 15 Ac quay với chu kỳ khoảng 20 năm, trên khoảng cách xấp xỉ 5,4 đơn vị thiên văn.
 
Ngoại hành tinh GJ 15 Ab có khối lượng bằng khoảng 3 lần khối lượng Trái đất. Đây là ngoại hành tinh “địa ngục” kiểu Siêu Trái đất. Trong khi đó, GJ 15 Ac có khối lượng lớn hơn 35 lần khối lượng hành tinh của chúng ta. Như vây, ngoại hành tinh này có thể được xem như thiên thể giống như sao Thổ hoặc sao Hải vương.
 
Hiện tại, các nhà thiên văn học không phát hiện bất kỳ vật thể nào ở giữa GJ 15 Ab và GJ 15 Ac. Có khả năng là ở khu vưc này còn có những ngoại hành tinh khác nữa. Cũng có khả năng là hình dáng của hệ thống con GJ 15 A là kết quả của nhiều sự thay đổi quỹ đạo, trong đó những đối tượng “giống hành tinh” đã bị ném ra khỏi hệ thống.
 
Hệ thống con GJ 15 A cho thấy, xung quanh các sao lùn đỏ cũng có thể có các ngoại hành tinh ở khoảng cách rất xa. Tất nhiên, phần lớn các ngoại hành tinh đều chưa được phát hiện.
 
(Theo khoahoc.tv)