Đức: Ít khả năng có vắcxin phòng COVID-19 trước giữa năm sau

05:07, 30/07/2020

Vắcxin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khó có thể được lưu hành rộng rãi trước tháng 6/2021 do quá trình thử nghiệm cần thời gian để đảm bảo vắcxin hiệu quả và an toàn.

Vắcxin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khó có thể được lưu hành rộng rãi trước tháng 6/2021 do quá trình thử nghiệm cần thời gian để đảm bảo vắcxin hiệu quả và an toàn.
 
Nghiên cứu viên Công ty dược phẩm sinh học CureVac điều chế vắcxin phòng dịch COVID-19 tại phòng thí nghiệm ở Tuebingen, Đức
Nghiên cứu viên Công ty dược phẩm sinh học CureVac điều chế vắcxin phòng dịch COVID-19 tại phòng thí nghiệm ở Tuebingen, Đức
 
Bộ trưởng phụ trách giáo dục và nghiên cứu của Đức, Anja Karliczek nhận định vắcxin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khó có thể được lưu hành rộng rãi trước tháng 6/2021 do quá trình thử nghiệm cần thời gian để đảm bảo vắcxin hiệu quả và an toàn.
 
Nhận định trên được đưa trong bối cảnh Chính phủ Đức mới quyết định tài trợ cho 3 công ty công nghệ sinh học nước này nhằm đẩy nhanh tiến độ phát triển các vắcxin tiềm năng.
 
Bộ trưởng Karliczek cho biết các công ty BioNtech, CureVac và IDT Biologika - hiện là những ứng viên tiềm năng trong việc phát triển vắcxin ngừa COVID-19, sẽ được nhận tài trợ để mở rộng quy mô sản xuất và thử nghiệm lâm sàng.
 
Tiền tài trợ được trích từ khoản ngân sách 750 triệu euro (882,23 triệu USD) dành cho việc phát triển vắcxin được Chính phủ Đức phê duyệt vào tháng trước.
 
Đức ghi nhận các ca mắc mới COVID-19 gia tăng trong những ngày gần đây. Chỉ trong 7 ngày qua, nước này ghi nhận thêm trung bình 557 ca nhiễm mới/ngày, tăng so với 350 ca/ngày vào đầu tháng 6.
 
Viện trưởng Viện Robert Koch (RKI) - cơ quan kiểm soát dịch bệnh của Đức, Lothar Wieler cho rằng hiện chưa thể khẳng định nước này có đang trong làn sóng dịch bệnh thứ hai hay không.
 
Vốn được đánh giá là có mô hình phòng dịch hiệu quả hơn so với các nước châu Âu khác, giúp kiềm chế số ca mắc COVID-19 ở mức 206.000 ca trong đó có hơn 9.000 ca tử vong, Đức muốn tránh làn sóng dịch bệnh thứ hai, có thể khiến chính phủ phải tái áp đặt lệnh phong tỏa gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.
 
(Theo Vietnam+)