Kỳ lạ nghi thức siêu nhiên trong "bể bơi vô cực" thời kỳ đồ đồng

06:07, 11/07/2021

Sturt Manning - nhà khảo cổ học tại Đại học Cornell ở New York, một trong những tác giả của bài báo - cho biết công trình này có thể được xây dựng vào khoảng năm 1436 TCN.

Sturt Manning - nhà khảo cổ học tại Đại học Cornell ở New York, một trong những tác giả của bài báo - cho biết công trình này có thể được xây dựng vào khoảng năm 1436 TCN.
 
'Bể bơi vô cực' được xây dựng tại Italy cách đây hơn 3.000 năm
'Bể bơi vô cực' được xây dựng tại Italy cách đây hơn 3.000 năm
 
Các nhà nghiên cứu gần đây phát hiện, một công trình kiến trúc bằng gỗ bí ẩn - còn gọi vui là “bể bơi vô cực”, xây dựng tại Italy cách đây hơn 3.000 năm. Rất có thể công trình này đã được sử dụng trong một nghi thức siêu nhiên nào đó.
 
Với kích thước rộng lớn, khi đổ đầy nước, công trình này sẽ phản chiếu lại bầu trời, tạo cho người xem cảm giác họ đang nhìn vào một thế giới khác.
 
Sturt Manning - nhà khảo cổ học tại Đại học Cornell ở New York, một trong những tác giả của nghiên cứu về công trình trên cho biết nó đã được xây dựng vào khoảng năm 1436 trước Công Nguyên. Đây là khoảng thời gian trong khu vực có nhiều biến chuyển về mặt văn hóa, củng cố giả thuyết công trình này phục vụ cho các nghi lễ siêu nhiên mới.
 
Ngoài ra, các bình nghi lễ và bức tượng nhỏ bằng gỗ tìm thấy bên trong công trình phần nào cho thấy hố này được sử dụng như một nghi thức hiến tế thần linh.
 
Tổ chức nghi lễ này phần nào chứng minh được sự ưu ái của cộng đồng nông dân thời kỳ cổ đại dành cho thần nước và thần mưa - một hiện tượng thời tiết quan trọng lúc bấy giờ.
 
Các nhà khảo cổ học phát hiện ra công trình vào năm 2004, tại khu vực gần thị trấn Noceto, phía bắc Italy. Công trình được đặt tên là "Vasca Votiva" - tiếng Italy nghĩa là hồ chứa linh thiêng.
 
Công trình có chiều dài khoảng 12m, rộng 7m và sâu hơn 3m. Những người thợ đã chọn vị trí đào hố trên một đỉnh đồi, dưới đáy hố xếp nhiều cọc gỗ sồi, ván hoặc dầm. 
 
Các lớp trầm tích cho thấy hố này từng chứa nước, mặc dù xung quanh không có kênh dẫn nước. Nhiều nhà khảo cổ cũng khẳng định công trình này quá phức tạp để làm hồ chứa tưới tiêu.
 
(Theo Vietnam+)