Gần 2.000 vụ liên quan đến hàng gian, hàng giả

08:08, 22/08/2017

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 389, trong 7 tháng đầu năm, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh đã tập trung đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh. Các lực lượng chức năng của tỉnh đã tiến hành kiểm tra, phát hiện và xử lý gần 2.000 vụ việc liên quan đến kinh doanh hàng nhập lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả. 

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 389, trong 7 tháng đầu năm, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh đã tập trung đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh. Các lực lượng chức năng của tỉnh đã tiến hành kiểm tra, phát hiện và xử lý gần 2.000 vụ việc liên quan đến kinh doanh hàng nhập lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả. 
 
Trong đó, các mặt hàng vi phạm chủ yếu là: quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em, mỹ phẩm, phụ gia thực phẩm, pháo nổ, mứt, thịt động vật, dầu thực vật, rượu ngoại… Ngoài ra, các ngành còn phát hiện nhiều vụ vi phạm về sở hữu trí tuệ, vi phạm nhãn hàng hóa, vi phạm chất lượng hàng hóa; Chi cục Quản lý thị trường Lâm Đồng tiến hành kiểm tra chuyên đề về chất lượng xăng dầu trên địa bàn tỉnh và xử lý 10 vụ vi phạm về chất lượng… Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 8 tỷ đồng.
 
Ban chỉ đạo 389 cũng yêu cầu các ngành và các địa phương trong tỉnh cần chú trọng các giải pháp: Xử lý nghiêm các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ nhằm phát hiện kịp thời các thủ đoạn gian lận về đo lường, đóng gói để tăng giá, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Các ngành, các địa phương cần chú trọng kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá, niêm yết giá bán của các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, hạn chế tình trạng đầu cơ, ép giá, găm hàng, đưa tin thất thiệt để giá lên cao gây bất ổn định thị trường.                
 
Diễm Thương