Cửu đoạn tuyến một sự kiện "tự sướng"!

04:07, 09/07/2014

Từ năm 2009, nhiều tờ báo nước ngoài đưa tin về đường lưỡi bò do Trung Quốc (TQ) tự sáng tác về đặc quyền kinh tế của mình với âm mưu thay đổi nhận thức của quốc tế về chủ quyền biển Đông. Và sự kiện này nóng lên vào những ngày cuối tháng 6/2014 trên các trang báo trong khu vực ASEAN và một số nước khác đều đồng loạt đăng tải bản đồ trái phép và đường 9 đoạn ở biển Đông một cách chế giễu. Thậm chí một tờ báo ở Philippines cho rằng đó là một sự kiện "tự sướng" (selfie) của TQ.

Từ năm 2009, nhiều tờ báo nước ngoài đưa tin về đường lưỡi bò do Trung Quốc (TQ) tự sáng tác về đặc quyền kinh tế của mình với âm mưu thay đổi nhận thức của quốc tế về chủ quyền biển Đông. Và sự kiện này nóng lên vào những ngày cuối tháng 6/2014 trên các trang báo trong khu vực ASEAN và một số nước khác đều đồng loạt đăng tải bản đồ trái phép và đường 9 đoạn ở biển Đông một cách chế giễu. Thậm chí một tờ báo ở Philippines cho rằng đó là một sự kiện “tự sướng” (selfie) của TQ.
 
Đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ trên biển Đông
Đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ trên biển Đông
 
Cửu đoạn tuyến là đường chín đoạn (The nine dotted line), tức đường lưỡi bò (U shaped Line) mà Trung Quốc tự vẽ nhằm thay đổi thực trạng tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Con đường này do Bắc Kinh dựa vào trí nhớ của một người, sau đó biến hóa ra là vùng đặc quyền của mình rồi lao vào khống chế, giành giật bằng hành động cướp biển để nhằm hợp thức hóa trong hành trình nộp bằng chứng cho tòa án công lý quốc tế La Haye vào tháng 12 năm 2014, (Tòa án của Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Vương quốc Hà Lan chuyên giải quyết về tranh chấp quốc tế). Cũng giống tranh chấp tại quần đảo Senkaku ở vùng biển Đông Bắc Á. Tại Đối thoại Shangri-La 13, Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội TQ đã tuyên bố "đường 9 đoạn" được nhà Hán kiểm soát cách đây hơn 2000. Tuy nhiên, khi đưa ra chủ quyền bằng chứng cứ pháp lý TQ đã lập luận mơ hồ như Senkaku. Việc tranh chấp biển đảo Nam, Bắc Á trở thành tiêu điểm khi cả hai khu vực biển Đông này được Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á và Viễn Đông của Liên Hiệp Quốc (ECAFE) xác định tiềm năng dầu mỏ, khí đốt, cũng như giao thông hàng hải và ngư trường phong phú. Chính vì nguồn lợi trên nên TQ tuyên bố đường 9 đoạn, rồi 11 đoạn sau gần “ 2000” năm im lặng.
 
Vậy thực chất của đường 9 đoạn là gì?
 
Đường lưỡi bò, Đường chữ U, Đường 9 đoạn hay ranh giới lưỡi bò là tên gọi của một đường vạch do TQ đưa ra lần đầu tiên vào năm 1947 dưới thời của Trung Hoa Dân Quốc (Tưởng Giới Thạch). Ban đầu là vạch liền rồi thay đổi thành vạch gián đoạn từ 9 nét, 10 nét rồi 11 nét, nhằm công bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.
 
Đường lưỡi bò bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông Nam là: Hoàng Sa, Trường Sa, Pratas và Macclesfield với khoảng 75% diện tích mặt nước, chỉ chừa lại khoảng 25% cho 5 nước: Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam, tức mỗi quốc gia được trung bình 5%. Tất cả con đường tự vẽ này đều chỉ là những gạch dùng để đánh dấu mà người ta còn gọi là đường hư tuyến. Nhận xét về cách “sản xuất” ra đường hư tuyến nói trên, nhà nghiên cứu người Mỹ, giáo sư Mark J.Valencia thẳng thắn: “Tuyên bố của TQ về chủ quyền biển Đông luôn mập mờ. Trong đó thiếu nghiêm túc nhất là đường chữ U. Khi được đề nghị giải thích về ý nghĩa của đường này là ranh giới này hay cái gì khác, họ mập mờ cho rằng, có thể như thế hoặc có thể không. Trên thế giới chẳng có đường nào đứt khúc như vậy!”.   
 
Sự kiện hình thành con đường này như một chuyện cổ tích. Theo tiết lộ của một viên chức là người trong cuộc, hiện nay còn sống tại Đài Loan cho biết: Vào thời Trung Hoa Dân Quốc (1911-1949), tỉnh Quảng Châu có tổ chức chuyến đi khảo sát  kéo dài 2 tháng từ đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đến đảo Ba Bình thuộc Trường Sa. Sau đó đoàn trở về Quảng Châu, chỉ huy Lâm Tuân cùng một số người thân tín ngồi lại vẽ ra bản đồ biển Đông 11 đoạn rồi giao cho Sở Phương Vực thuộc Bộ Nội chính in ấn vào tháng 10/1947. 
 
Tuần báo Phượng Hoàng (Hongkong) đã cất công đi gặp một số nhân chứng trong chuyến đi ấy hiện đang ở Đài Loan cho biết thêm: Người vẽ bản đồ tên là Phó Giác Kim. Ông Kim căn cứ trên một số tư liệu ghi chép của Lâm Tuân, Trịnh Tư Duyệt, Tào Hi Mãnh, sau đó ông mới chỉnh lý thêm. Theo tấm bản đồ đầu tiên, thì đường chữ U, tức đường lưỡi bò có 11 đoạn đứt khúc mà các học giả sau này gọi là “đường hư tuyến”. Trong đó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm trong đường hư tuyến ấy. Vào thời ấy, họ công bố là: “Diện tích biển của TQ bị các nước lấn chiếm gồm có: Việt Nam chiếm 1.170.000 km 2, Philippines chiếm 620.000 km 2, Malaysia chiếm 170.000 km 2, Bruney chiếm 50.000 km 2, Indonesia chiếm 35.000 km 2!”. Năm 1949, chính quyền Trung Hoa dân quốc bị đánh bại, phải chạy ra đảo Đài Loan. Tấm bản đồ có đường chữ U rơi vào quên lãng. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời không hề bận tâm đến con đường đó, mãi 60 năm sau, TQ mới công khai tham vọng đường chữ U với thế giới.
 
Ngày 6/5/2009, Việt Nam và Malaysia nộp báo cáo chung về ranh giới ngoài thềm lục địa mở rộng khu vực phía Nam biển Đông lên Liên Hiệp Quốc (CLCS). Ngay ngày hôm sau, 7/5/2009, TQ gởi công hàm lên Tổng Thư ký LHQ phản đối, trong đó đính kèm bản đồ đường chữ U, tức đường 9 đoạn chiếm gần 80% diện tích biển Đông. 
 
Đến lúc này thì cả thế giới mới biết rõ tham vọng công khai độc chiếm biển Đông của họ. Tháng 3/2010, TQ đã làm cho cả thế giới giật mình một lần nữa khi tuyên bố biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của mình. Đến nỗi, nhà bình luận chính trị nổi tiếng Trần Phá đã phát biểu trên Tạp chí Khai Phóng số tháng 7/2011: “Vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông thể hiện rõ xu hướng ngày càng xấu đi. Bản thân TQ không có lập trường rõ ràng, tiền hậu bất nhất, gây tổn hại nghiêm trọng tới uy tín quốc tế của TQ”. Tuy nhiên, những cảnh báo đầy trách nhiệm của các nhà nghiên cứu, học giả, nhà báo TQ chưa làm thức tỉnh những người ra quyết định. 
 
Sau khi kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam, ngày 25/6/2014, báo chí TQ công bố đường chữ U có 10 đoạn. Việc kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và phát hành “bản đồ dọc” có đường chữ U, 10 đoạn không chỉ khiến dư luận thế giới phản đối, chỉ trích và lên án TQ, mà còn khiến dư luận bên trong TQ dậy sóng. Không chỉ những nhà nghiên cứu, học giả nổi tiếng can gián, phản đối mà còn rất nhiều thanh niên, trí thức trẻ. 
 
Theo tư liệu của Hong Kong và TQ thì “quy trình sản xuất đường chữ U” có thông qua một số cơ quan chức năng của nhà nước Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên  dù có thông qua cũng chỉ bất hợp pháp, vì không nhà nước nào có thể tự tiện vẽ bản đồ gom lãnh thổ lãnh hải của nước khác vào cho mình. Giáo sư Carl Thayer chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á của Học viện Quốc phòng Úc và Giáo sư Peter Dutton thuộc Trường Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết “Đáng tiếc là Trung Quốc đã đưa ra những yêu sách tại biển Đông về đường 9 đoạn mà không dựa trên luật pháp quốc tế hoặc sử dụng cơ chế luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng. Chiến lược của Trung Quốc là sử dụng sức mạnh, thậm chí cả vũ lực ở mức thấp". 
 
Chủ nghĩa Tư bản hoang dã chỉ xẩy ra trong một giai đoạn ở thời kỳ ban đầu, đã xuống mồ từ lâu. Việc trỗi dậy hòa bình của một nước trong thế kỷ 21 lại mang hơi hướng hoang dã đã làm cho con người sực nhớ đến thời buổi hồng hoang. Về tình hình biển Đông, mặc dù người lãnh đạo cao cấp TQ cho biết “TQ là một đất nước không có gen xâm lược”, nhưng tục ngữ Mỹ lại cho rằng: Loài báo không bao giờ thay đốm (Leopard don’t change theirs spots). Hoặc nói như một tờ báo tiếng Anh của Philippines số gần đây đã cho cộng đồng ASEAN và thế giới biết: Đó là một hành động “tự sướng” của TQ.
 
Lược dịch: Trần Đại