Thế giới cần 16.500 tỷ USD để hiện thực hóa Thỏa thuận Paris

10:12, 14/12/2015

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 13/12 công bố nghiên cứu cho rằng thế giới sẽ cần phải chi 16.500 tỷ USD trong vòng 15 năm tới để thực hiện thành công các mục tiêu khổng lồ chống biến đổi khí hậu vừa đạt được hôm 12/12 tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) ở Paris, Pháp.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 13/12 công bố nghiên cứu cho rằng thế giới sẽ cần phải chi 16.500 tỷ USD trong vòng 15 năm tới để thực hiện thành công các mục tiêu khổng lồ chống biến đổi khí hậu vừa đạt được hôm 12/12 tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) ở Paris, Pháp.
 
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (giữa) thông báo hội nghị COP21 đã chính thức thông qua thỏa thuận khí hậu. (Nguồn: AP)
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (giữa) thông báo hội nghị COP21 đã chính thức
thông qua thỏa thuận khí hậu. (Nguồn: AP)

Thử thách cam go nhất của sứ mệnh chống biến đổi khí hậu xuất hiện khi các nhà phân tích bắt đầu tính toán xem các mục tiêu mới về giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính có ý nghĩa như thế nào trên thực tế. 
 
ghiên cứu của IEA cho thấy phần lớn trong số tiền chi phí "khủng" nêu trên là để thay thế các nhà máy điện sử dụng than đá và khí đốt bằng các nguồn năng lượng không phát thải CO2 như gió, Mặt Trời và hạt nhân.
 
Một phần chi phí lớn khác cần có là để cải thiện hiệu quả năng lượng nhằm giảm tổng lượng điện sử dụng trong các hộ gia đình và doanh nghiệp trên toàn cầu.
 
Bên cạnh cam kết giảm lượng khí thải CO2 từ hơn 175 nước trên thế giới, Thỏa thuận Paris nhằm hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu còn bao gồm các mục tiêu khá khó khăn, là hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất không quá 2 độ C so với thời kỳ tiền Cách mạng công nghiệp, và sẽ cố gắng đưa con số này về mức 1,5 độ C, đồng thời loại trừ khí thải CO2 một cách hiệu quả trong nửa sau của thế kỷ 21. 
 
Các mục tiêu này đòi hỏi bất kỳ lượng khí CO2 nào phát thải ra sẽ phải được thu hồi và tiêu hủy hoặc phải được hấp thụ nhờ một lượng lớn cây xanh trồng mới.
 
Ngoài ra, các nhà phân tích cho rằng việc chuyển đổi từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu phát thải thấp khí carbon trên quy mô lớn là vô cùng cần thiết để thế giới có thể hiện thực hóa được các mục tiêu tham vọng đề ra ở COP21./.
 
(Theo Vietnam+)