Vẫn còn tình trạng CBCC ngồi chơi!

09:08, 10/08/2015

Việc cán bộ, công chức, viên chức (CBCC) lười biếng, làm việc cầm chừng, kém hiệu quả đã được cả xã hội đề cập, lên án từ lâu. Tuy nhiên, làm thế nào để giải quyết triệt để tình trạng này cả là một vấn đề gây đau đầu cho cơ quan chức năng. Lý do là một bộ phận CBCC lớn tuổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu, không đáp ứng yêu cầu, lại không chịu học hỏi, ngại tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nhưng rất khó tinh giản hay cho thôi việc! 

Việc cán bộ, công chức, viên chức (CBCC) lười biếng, làm việc cầm chừng, kém hiệu quả đã được cả xã hội đề cập, lên án từ lâu. Tuy nhiên, làm thế nào để giải quyết triệt để tình trạng này cả là một vấn đề gây đau đầu cho cơ quan chức năng. Lý do là một bộ phận CBCC lớn tuổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu, không đáp ứng yêu cầu, lại không chịu học hỏi, ngại tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nhưng rất khó tinh giản hay cho thôi việc! 
 
Ngoài ra, ở một số nơi, việc bố trí, sắp xếp CBCC chưa hợp lý như bố trí trái ngành, trái nghề hoặc người đã lớn tuổi nhưng lại chuyển đến nơi làm việc và môi trường làm việc hoàn toàn mới nên họ không phát huy được năng lực, sở trường chuyên môn, tính chuyên nghiệp trong công tác. Bởi vì, làm bất cứ công việc gì nếu không có chuyên môn, phù hợp sở trường sẽ rất khó khăn, nhất là giai đoạn hiện nay đòi hỏi tính chuyên nghiệp, chuyên môn sâu nên dẫn đến chán nản không có động lực để làm việc, sinh ra chây lười nghiên cứu, sáng tạo. Từ đó, dẫn đến một bộ phận không nhỏ những CBCC trong các cơ quan nhà nước “có cũng được, mà không có cũng được” và “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” nhưng vẫn hưởng lương đều đều gây bức xúc cho nhân dân. Điều này không những cản trở sự phát triển đi lên của đất nước mà còn tạo ra gánh nặng cho xã hội và nhất là làm mất cơ hội làm việc của lớp trẻ - những người mới ra trường được đào tạo bài bản, có chuyên môn, trình độ, kiến thức và rất muốn cống hiến, phục vụ cho đất nước, cho xã hội.
 
Vì một bộ phận CBCC lười nhác hoặc không muốn làm việc, không làm được việc nên “vô tình” đã biến cơ quan, đơn vị thành chỗ trú chân, chỗ nghỉ ngơi không hơn, không kém. Việc một số CBCC lười biếng không làm việc còn ảnh hưởng đến đội ngũ CBCC trong cơ quan, đơn vị và ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước và uy tín, niềm tin của nhân dân đối với toàn bộ hệ thống chính trị.
 
Thiết nghĩ, trong giai đoạn hiện nay, chất lượng đội ngũ CBCC đang được nhận định là khâu có nhiều yếu kém, hạn chế, nhất là việc tuyển dụng, lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ có nơi chưa công tâm, khách quan, ưu ái con cháu, họ hàng, cục bộ ngành, địa phương nên không chọn được nhân tài thật sự... Đặc biệt, các cơ quan chức năng cần có biện pháp chấm dứt tình trạng CBCC lười biếng, kém năng lực, không đáp ứng yêu cầu, không hoàn thành nhiệm vụ và nhất là tình trạng một số CBCC “ngồi chơi xơi nước” còn diễn ra khá phổ biến gây bức xúc trong cán bộ, nhân dân như hiện nay.    
                            
BÌNH MINH