Nan giải xử lý rác thải (Kỳ III)

06:09, 27/09/2019

Rác thải là vấn đề bức xúc trong Nhân dân, tác động đến kinh tế - xã hội địa phương, là yếu tố đánh giá tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới… 

[links()]
Giảm thiểu ô nhiễm bắt đầu từ đâu 
 
Rác thải là vấn đề bức xúc trong Nhân dân, tác động đến kinh tế - xã hội địa phương, là yếu tố đánh giá tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới… 
 
Đoàn giám sát của UBMTTQ tỉnh và đại biểu Quốc hội đã trực tiếp khảo sát tiến độ dự án nhà máy xử lý rác tại Đơn Dương, Đức Trọng. Đây chính là giải pháp nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm tại các bãi rác hiện nay mà dư luận và Nhân dân đang bức xúc.
Đoàn giám sát của UBMTTQ tỉnh và đại biểu Quốc hội đã trực tiếp khảo sát tiến độ dự án nhà máy xử lý rác tại Đơn Dương, Đức Trọng. Đây chính là giải pháp nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm tại các bãi rác hiện nay mà dư luận và Nhân dân đang bức xúc.
 
“Vì vậy, đây thực sự là yếu tố quan trọng nhằm đánh giá thực chất vấn đề, đề ra giải pháp chiến lược về môi trường. Đồng thời cũng là công tác chuẩn bị phục vụ báo cáo chính trị cho Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI sắp đến. Không chỉ đơn thuần của vấn đề rác thải sinh hoạt, mà còn là rác thải nguy hại trong nông nghiệp, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, rác thải độc hại trong y tế từ khâu thu gom đến xử lý như thế nào. Đây được coi là vấn đề sống còn, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ con em, đặt ra trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, của chính quyền địa phương và cũng là của cả hệ thống chính trị" - ông Nguyễn Trọng Ánh Đông - UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh, Trưởng đoàn giám sát nhận định. 
 
Như chúng tôi đã phản ánh tại các số báo trước về nguyên nhân và thực trạng đáng báo động về nguy cơ ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt, y tế, sản xuất nông nghiệp. Theo đó, giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm chính là khắc phục sự cố, khắc phục nguyên nhân dẫn đến tồn đọng rác, nguyên nhân dẫn đến quá tải rác, nhà máy không đủ năng lực xử lý theo dự án đã được phê duyệt.
 
Cụ thể, tại thành phố Đà Lạt, đối với bãi rác Cam Ly hiện vẫn đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, nước rỉ rác có khối lượng lớn chảy về khu vực hạ lưu, rác thải chỉ đổ thải tự nhiên mà không có biện pháp xử lý. Đoàn giám sát cũng đề nghị thành phố phối hợp với ngành chức năng gấp rút thực hiện quyết định đóng cửa bãi rác, ngưng không vận chuyển rác, tập kết rác về bãi rác Cam Ly theo quyết định đóng cửa của Thủ tướng Chính phủ. 
 
Cần thiết phải sớm xây dựng phương án chôn lấp rác thải hợp vệ sinh để dự phòng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt gặp sự cố tạm ngưng hoạt động trong quá trình vận hành hoặc chưa xử lý theo đúng công suất đã đăng ký gây tồn đọng rác thải. Mặt khác, cơ quan có thẩm quyền cần tạo điều kiện, hỗ trợ tốt nhất để Công ty TNHH Môi trường Năng lượng xanh giải quyết các khó khăn, tiếp tục đầu tư hoàn thiện dự án, góp phần xử lý môi trường cho thành phố Đà Lạt. 
 
Công nhân Công ty CP Dịch vụ Đô thị Đà Lạt luôn “dốc hết sức” thu gom rác thải cho thành phố sạch hơn mỗi ngày
Công nhân Công ty CP Dịch vụ Đô thị Đà Lạt luôn “dốc hết sức” thu gom rác thải cho thành phố sạch hơn mỗi ngày
 
Chính quyền thành phố, cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giám sát việc xử lý khối lượng rác cũ tồn đọng ở các nhà máy xử lý chất thải rắn của Đà Lạt, Bảo Lộc. Nhất thiết phải kiểm tra năng lực xử lý rác, công nghệ xử lý rác phải đảm bảo đúng quy trình. Tránh tình trạng không đủ năng lực xử lý dẫn đến tồn đọng rác và gây ô nhiễm cục bộ và gây tồn ứ tại các bãi rác lộ thiên.
 
Chính quyền địa phương, cơ quan chức năng có thẩm quyền chỉ cấp phép đầu tư, xây dựng hoặc cho phép khởi công công trình xây dựng nhà máy đối với các dự án trên địa bàn khi đã có hồ sơ về môi trường và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận.
 
Để khắc phục sự cố, giảm thiểu ô nhiễm tại các bãi rác P’ré, Cam Ly và một số bãi rác khác ở hầu hết các địa phương trong tỉnh Lâm Đồng hiện nay, Đoàn giám sát cũng đề nghị Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt, Bảo Lộc và các Trung tâm Quản lý và khai thác công trình công cộng Đức Trọng và các huyện thường xuyên khơi thông, tạo mương thoát nước để tách nước không chảy tràn vào khu vực tập kết rác để hạn chế khả năng sạt lở. Thực hiện dọn dẹp các vị trí rác thải tràn xuống đường đi, đồng ruộng của người dân. Tăng cường giám sát, kiểm tra để có biện pháp phòng ngừa, xử lý kịp thời.
 
Từ phía chính quyền, cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng cần quan tâm, sớm tạo điều kiện về quỹ đất để chủ đầu tư (tại Bảo Lộc) có thể tiếp tục triển khai các hạng mục tiếp theo của dự án. Mặt khác, cần đánh giá sát năng lực, công suất xử lý thực tế của nhà máy để tiếp tục vận chuyển rác của Bảo Lộc về xử lý, chấm dứt việc gửi rác về các địa phương khác không đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.
 
Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân phân loại rác thải tại nguồn theo hướng rác thải có thể tái chế sử dụng và rác thải nguy hại khó phân hủy có hại môi trường như bao nilon, nhựa, bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Vận động nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông nhằm thay đổi nhận thức, hướng tới bỏ thói quen dùng bao bì, sản phẩm nhựa khó phân hủy nhằm giảm phát sinh chất thải rắn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
 
Cần có quy định khung giờ thu gom, vận chuyển rác và khung giờ tập kết rác hợp lý để người dân thực hiện. Tránh việc bỏ rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị. 
 
Tại Đơn Dương - một huyện nông thôn mới kiểu mẫu trong tương lai cần quyết liệt trong việc duy trì tiêu chí môi trường. Do diện tích sản xuất nông nghiệp lớn nên số lượng vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật nhiều, việc chôn lấp hoặc tập kết tại bãi rác không đảm bảo quy trình thu gom, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của bà con nhân dân. Cần nêu cao ý thức chấp hành đóng phí môi trường cho người dân tại Đơn Dương, Lạc Dương và các huyện vùng sâu, vùng xa theo quy định của Nhà nước. Người dân không được vứt rác bừa bãi, không chôn lấp đơn thuần theo thói quen với rác khó phân hủy vì lâu dài sẽ không có lợi, sẽ không còn diện tích đất và đương nhiên hệ lụy là gây ô nhiễm môi trường.
 
N.THU