Mở cửa "bảo tàng" trưng bày 70.000 cổ vật "Dấu ấn Đà Lạt"

06:12, 20/12/2019

(LĐ online) - Nhân dịp Festival Hoa Đà Lạt 2019, ngày 19/12, ông Nguyễn Văn Tuấn (57 tuổi) đã mở cửa "bảo tàng" mang tên "Dấu ấn Đà Lạt" để du khách có thể tham quan và khám phá. 

(LĐ online) - Nhân dịp Festival Hoa Đà Lạt 2019, ngày 19/12, ông Nguyễn Văn Tuấn (57 tuổi) đã mở cửa “bảo tàng” mang tên “Dấu ấn Đà Lạt” để du khách có thể tham quan và khám phá. 
 
Nhà sưu tập Nguyễn Văn Tuấn giới thiệu với khách tham quan hoạt động của máy hát dĩa quay dây thiều nguồn gốc từ Châu Âu du nhập vào Đà Lạt đầu thế kỷ 20 và được sử dụng ở Nhà thờ Con Gà
Nhà sưu tập Nguyễn Văn Tuấn giới thiệu với khách tham quan hoạt động của máy hát dĩa quay dây thiều nguồn gốc từ Châu Âu du nhập vào Đà Lạt đầu thế kỷ 20 và được sử dụng ở Nhà thờ Con Gà
 
Ngôi nhà nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Phan Đình Phùng chính là “bảo tàng” của ông Tuấn. Nơi đây chứa đựng bộ sưu tập với hơn 70.000 hiện vật liên quan đến văn hóa, quá trình hình thành và phát triển của Đà Lạt được ông Tuấn dày công sưu tầm suốt 28 năm qua.
 
Ông Tuấn chia hiện vật của mình thành những chủ đề lớn. Trong đó, hai chủ đề mà ông tâm đắc nhất là hiện vật của những chủ nhân bản địa Đà Lạt - Lâm Đồng, hiện vật của người Việt và người Pháp sống ở Đà Lạt gắn với quá trình hình thành và phát triển của Đà Lạt. Đặc biệt, những hiện vật trong thời vua Bảo Đại liên quan đến văn hóa người Đà Lạt được ông Tuấn chú trọng giữ gìn. Đơn cử như bức sắc phong “Tiết hạnh khả phong” của Vua Bảo Đại phong cho một cư dân ấp Hà Đông ở đầu thế kỷ XX. Theo ông Tuấn: “Hàng trăm năm trước, sinh hoạt cộng đồng tại Đà Lạt đã có những quy tắc ứng xử và nề nếp như vậy. Chính vì vậy mà người Đà Lạt rất lịch thiệp, thanh tao và chuẩn mực”.
 
Bức sắc phong “Tiết hạnh khả phong” của vua Bảo Đại ban cho một người phụ nữ ở ấp Hà Đông đầu thế kỷ XX
Bức sắc phong “Tiết hạnh khả phong” của vua Bảo Đại ban cho một người phụ nữ ở ấp Hà Đông đầu thế kỷ XX
 
Luật sư Bá Tánh (Phường 2), người dân Đà Lạt ghé tham quan bộ sưu tập chia sẻ: “Nơi đây chứa đựng số lượng lớn hiện vật liên quan đến văn hóa Đà Lạt. Bộ sưu tập này đã gợi cho bản thân tôi những ký ức của những ngày tháng đầu mới bước chân vào thành phố này. Thông qua những hiện vật và giải thích từ nhà sưu tầm Nguyễn Văn Tuấn, khách tham quan sẽ hiểu thêm về những nét đặc biệt, nhất là dấu ấn Pháp ở Đà Lạt”.
 
Trưng bày được diễn ra từ ngày 19/12 đến ngày 2/1/2020.
 
NGỌC NGÀ - VIỆT QUỲNH