Doanh nghiệp và môi trường cùng phát triển bền vững

09:09, 15/09/2015

Môi trường là vấn đề ngày càng được đặc biệt quan tâm bởi nó phản ánh chất lượng cuộc sống. Năm 2015, Chính phủ quyết định là năm doanh nghiệp (DN), nghĩa là các cấp, ngành và địa phương hướng về DN để tạo bước khởi sắc mới. Nhưng làm thế nào vừa giúp DN phát triển vừa ngày càng đảm bảo môi trường trong sạch?

Môi trường là vấn đề ngày càng được đặc biệt quan tâm bởi nó phản ánh chất lượng cuộc sống. Năm 2015, Chính phủ quyết định là năm doanh nghiệp (DN), nghĩa là các cấp, ngành và địa phương hướng về DN để tạo bước khởi sắc mới. Nhưng làm thế nào vừa giúp DN phát triển vừa ngày càng đảm bảo môi trường trong sạch?
 
Phó Giám đốc Dự án bô-xít Tân Rai Trần Duy Lễ: Lúc nào thì chúng tôi được rút quỹ môi trường?
Phó Giám đốc Dự án bô-xít Tân Rai Trần Duy Lễ: Lúc nào thì chúng tôi được rút quỹ môi trường?
 
Doanh nghiệp phải phát triển trên nền tảng của luật pháp
 
Để tiếp tục thực hiện một số vấn đề cấp bách bảo vệ môi trường, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công văn số 1415/TTg-KGVX yêu cầu các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Công an, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) khẩn trương thực hiện nhiệm vụ đã giao tại Quyết định 1287/QĐ-TTg ngày 2/8/2013 về phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 18/3/2013; theo đó trình, báo cáo Thủ tướng trong tháng 10/2015. 
 
Riêng ngành TN&MT chủ trì, phối hợp với các ngành, cơ quan và địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 35, Quyết định số 1287 và Luật Bảo vệ môi trường (BVMT). Với tinh thần này, Sở TN&MT Lâm Đồng đã tổ chức đối thoại với gần 50 DN trong tỉnh. Có 2 văn bản các cán bộ về môi trường của DN phải nắm vững là Luật BVMT 2014, có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 và Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và kế hoạch BVMT. 
 
Bài viết này chúng tôi chỉ nêu một số nội dung sơ lược. Luật BVMT quy định về hoạt động BVMT; chính sách, biện pháp và nguồn lực để BVMT; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong BVMT. Tại Luật này, có 16 hành vi bị nghiêm cấm như: Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên; khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt...; Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ và chất thải nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về BVMT. Các hành vi bị nghiêm cấm khác là: Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí; Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật. Đồng thời còn có những hành vi: Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí...; Nhập khẩu, quá cảnh chất thải nước ngoài dưới mọi hình thức; Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái...; Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên. Và các hành vi khác: Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động BVMT....; Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động BVMT...; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường... Theo đó, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về BVMT, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường... bị xử lý. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật BVMT... 
 
Về Nghị định số 18 gồm 7 chương, 24 điều, có hiệu lực từ ngày 1/4/2015. Đây là những quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành các quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), ĐTM và kế hoạch BVMT của Luật BVMT. 
 
Doanh nghiệp hỏi, cơ quan chức năng trả lời
 
Đến từ Dự án Tổ hợp bô-xít nhôm Tân Rai - Lâm Đồng, Phó Giám đốc Trần Duy Lễ đặt vấn đề khi nào thì DN được rút quỹ môi trường. Phó Giám đốc Sở TN&MT Lương Văn Ngự trả lời: Với Dự án này, thẩm quyền thẩm định ĐTM thuộc Bộ TN&MT và UBND cấp tỉnh, do đó, nếu khi hồ sơ chưa có xác nhận của cơ quan thẩm quyền này việc đã hoàn nguyên thì chưa thể rút được quỹ môi trường. Là đơn vị tư vấn về môi trường cho các DN, bà Nguyễn Thị Kim Anh - Giám đốc điều hành Công ty TNHH tư vấn Việt Anh Trung đưa khá nhiều câu hỏi cụ thể đối với các DN. Đó là vấn đề ĐTM của cơ sở sản xuất gạch, ngói ở huyện Lâm Hà; đề nghị cấp chứng chỉ đào tạo nghề cho cán bộ tư vấn; vấn đề lập lại ĐTM khi có thay đổi quy mô, kể cả giảm... Cũng nêu những nội dung từ các DN thắc mắc, đại diện Công ty Tư vấn môi trường đô thị xanh đặt vấn đề về trình tự và thủ tục để xác nhận hoàn thành hồ sơ môi trường; khi DN có hệ thống nước xả thải nhưng không nằm trong hệ thống nước xả thải của thành phố thì phải làm thế nào để được chấp nhận;... Các bộ phận chức năng của Sở TN&MT Lâm Đồng đã trả lời những thắc mắc của DN một cách thấu đáo. Ví dụ, vấn đề khai thác nước ngầm, UBND tỉnh đã có văn bản trả lời không khai thác nước dưới mặt đất ở những vùng đã có hệ thống cấp nước tập trung (chỉ giải quyết trường hợp cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn vì không thể dùng nước máy được) và một số khác (ví dụ sử dụng để làm nước uống đóng chai...). Vấn đề DN xin phép không xả nước vào hệ thống chung chỉ được chấp thuận khi hệ thống riêng của DN đã được cấp phép và phải có thỏa thuận...
 
Đại diện Công ty TNHH Agrivina đặt câu hỏi vì sao hồ sơ về môi trường bị cơ quan chức năng trả lại; thế nào là quy chuẩn của nước thải sản xuất nông nghiệp;... Ông Lương Văn Ngự khẳng định: “Trách nhiệm chính thuộc về Công ty Agrivina” vì Sở này đã làm việc nghiêm túc, kiểm tra và giao cho DN làm lại hồ sơ nhưng DN không làm, nên hết thời hiệu, các diễn biến về môi trường trước đó thẩm định đã thay đổi, vì vậy DN phải làm lại hồ sơ. Vấn đề nước thải của DN, bộ phận chức năng của Sở này cũng khẳng định không phải toàn bộ nước đã được xử lý và tái sử dụng mà một phần đã thải ra môi trường, vì vậy yêu cầu DN phải xin cấp phép. 
 
Vấn đề xử phạt về môi trường cũng được nhiều DN đặt ra như hiệu lực các Nghị định; quyền hạn của các cơ quan chức năng... Đại diện Thanh tra Sở TN&MT cho biết: Hành vi vi phạm hành chính phát hiện trước ngày Nghị định còn hiệu lực thì vẫn áp dụng theo Nghị định đó; Nguyên tắc xử phạt hành chính là những người thi hành công vụ (được cấp thẩm quyền giao bằng văn bản hoặc bằng miệng để thi hành) trong lĩnh vực quản lý của mình; nếu đủ thẩm quyền được lập biên bản hành chính, nếu không đủ thẩm quyền phải chuyển ngay biên bản lên cấp có thẩm quyền. 
 
Phó Giám đốc Lương Văn Ngự cũng nhấn mạnh: Lĩnh vực môi trường rộng, vẫn còn nhiều vướng mắc giữa các bộ, ngành TW nên sẽ tiếp tục xử lý trong thời gian tới, mong các DN chia sẻ và cùng phối hợp giải quyết. Ông Ngự cũng chuyển đến các DN trong tỉnh tinh thần có tính nguyên tắc về trả chi phí là: ai thải thì người đó phải trả; ai hưởng thành quả người đó phải trả và xả như thế nào phải trả như thế ấy.
 
MINH ĐẠO