Kết quả phong trào thi đua "Dân vận khéo" ở huyện Lâm Hà

08:06, 15/06/2016

Là địa phương có địa bàn rộng, nhiều thành phần dân cư, nên công tác dân vận khéo phải thật sự bám sát địa bàn; tuyên truyền, vận động phải tuân thủ nguyên tắc: Nói dân nghe, dân hiểu, dân đồng tình, ủng hộ. 

Là địa phương có địa bàn rộng, nhiều thành phần dân cư, nên công tác dân vận khéo phải thật sự bám sát địa bàn; tuyên truyền, vận động phải tuân thủ nguyên tắc: Nói dân nghe, dân hiểu, dân đồng tình, ủng hộ. Với quan điểm đó, Huyện ủy Lâm Hà đã chỉ đạo Ban Dân vận Huyện ủy phối hợp chặt chẽ với Mặt trận, đoàn thể, chính quyền các cấp đi sâu vận động quần chúng hưởng ứng phong trào thi đua “Dân vận khéo” bằng những việc làm thiết thực, cụ thể trong các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
 
Trong lĩnh vực KT-XH, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tập trung hướng về cơ sở, nhất là ở các thôn, xã nghèo thuộc diện 30a bằng việc huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, nhân dân đầu tư phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng kết cấu hạ tầng...Trong những năm qua, từ nguồn đầu tư của các chương trình, dự án 134, 135, “Giảm nghèo nhanh, bền vững”... huyện Lâm Hà đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để phát triển sản xuất, chăn nuôi, giao khoán QLBV rừng, xóa nhà tạm, cấp đất sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tái canh cà phê... cho người dân tại các xã, thị trấn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.
 
Cùng với đó, huyện đã khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư mở các trang trại sản xuất, các cơ sở SXKD để khai thác thế mạnh của địa phương và tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn.
 
Nhờ vậy, trên địa bàn huyện đã xuất hiện ngày càng nhiều điển hình tiên tiến, nhiều mô hình hiệu quả trong sản xuất, chăn nuôi như: Mô hình trồng dâu nuôi tằm của đồng bào DTTS ở thôn Cổng Trời, Hang Hớt (Mê Linh), thôn Đoàn Kết, An Bình (Đan Phượng), thôn Liên Lết (Liên Hà); Mô hình tái canh cà phê ở thôn Quảng Bằng (Phi Tô), thôn Đạ Ty, An Phước, R’Lơm (Đạ Đờn); Mô hình nuôi dế thương phẩm ở thôn 2 (Mê Linh), nuôi ong mật ở TDP An Lạc (Đinh Văn); Mô hình trồng rau, hoa công nghệ cao (Tân Văn, TT Nam Ban); Mô hình đan len ở thôn Ryôngsre, Sre Nhắc (Đinh Văn); Mô hình phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế ở thôn Bằng Sơn (Tân Thanh; Mô hình tổ đổi công của Đoàn TN xã Phú Sơn, Hoài Đức; Mô hình làm tranh gạo của Đoàn TN (Nam Ban); Mô hình huy động sức dân xây dựng đường GTNT ở thôn 1, thôn 3, thôn 4 (Đạ Đờn), thôn Thạch Thất, Thạch Tân, Đan Phượng (Tân Hà)...
 
Đặc biệt, phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở Lâm Hà đã có tác dụng to lớn trong việc huy động sức dân đóng góp xây dựng NTM. Qua tuyên truyền, vận động của chính quyền, Ban Dân vận, Mặt trận, đoàn thể các cấp, người dân trên địa bàn huyện đã đóng góp hàng chục tỷ đồng, hiến tặng hàng ngàn m 2 đất, hàng ngàn cây cối, hoa màu để xây dựng đường GTNT, các công trình phúc lợi xã hội như nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, công trình điện thắp sáng, trường học, trạm y tế... Nhờ vậy, hiện nay, trên địa bàn huyện đã có nhiều xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về NTM, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 2,5%, trong đó hộ nghèo đồng bào DTTS còn dưới 6%.
 
Trong lĩnh vực xã hội, nhờ có phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã xuất hiện các phong trào thi đua của các ngành, các cấp như: Phong trào “Đồng hành cùng thanh niên lập nghiệp”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “5 không, 3 sạch”, phong trào “CCB gương mẫu”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đi vào chiều sâu, đạt nhiều kết quả. Đến nay, toàn huyện có 5 xã, thị trấn, 140 cơ quan, 143 thôn, 47 TDP đạt chuẩn văn hóa, 30.597 gia đình văn hóa...
 
Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong lĩnh vực QP-AN cũng được LLVT, CAND và các cấp, các ngành hưởng ứng mạnh mẽ bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả như: Ngành công an đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, gắn với đẩy mạnh phong trào “Toàn tích cực tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc,” Ban CHQS huyện tăng cường công tác huấn luyện quân sự sẵn sàng chiến đấu, tích cực tham gia bảo vệ TTATXH.
 
Cùng với đó, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị cũng đạt được kết quả đáng ghi nhận. Qua phong trào, không chỉ có cán bộ, đảng viên nêu cao ý thức trách nhiệm xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể vững mạnh, mà cả người dân cũng nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở ngày càng vững mạnh. Đặc biệt, là đã cùng với mặt trận, đoàn thể tích cực tham gia hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp phần làm lành mạnh hóa các mối quan hệ xã hội, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Vì vậy, hiện nay, TCCS đảng, chính quyền, đoàn thể của huyện Lâm Hà đạt TSVM, VMTD ngày càng nhiều và thực chất, bền vững hơn. Từ đó, nâng cao năng lực lãnh, chỉ đạo, quản lý điều hành của hệ thống chính trị để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương.
 
HOÀNG ĐẠI HUYNH