Lãnh đạo tỉnh làm việc với Ladophar về phát triển dược liệu Lâm Đồng

11:04, 26/04/2017

(LĐ online) - Ngày 25/4, ông Phạm S –Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các Sở Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các Khu công nghiệp, UBND huyện Đức Trọng đã đến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng (Ladophar). 

* Xây dựng vùng nguyên liệu dược bền vững
 
* Khuyến khích phát triển 5 cây thuốc quý: Thất diệp nhất chi hoa, Thiên kim trà (chè hoa vàng), Thạch tùng răng cưa, Lan thạch học tím, Thiên phúc
 
(LĐ online) - Ngày 25/4, ông Phạm S –Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các Sở Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các Khu công nghiệp, UBND huyện Đức Trọng đã đến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng (Ladophar). 
 
Ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo về phát triển dược liệu Lâm Đồng
Ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo về phát triển dược liệu Lâm Đồng
Ladophar là 1 trong những doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh, là doanh nghiệp chuyên kinh doanh về dược liệu lớn vùng Tây Nguyên và thực hiện việc kinh doanh có hiệu quả, gắn với an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh được Tỉnh ủy –HĐND và UBND tỉnh đánh giá cao. Sản phẩm của Ladophar liên tục đạt Giải thưởng Hàng VN chất lượng cao, đặc biệt gần đây là giải thượng chất lượng quốc tế Châu Á –Thái Bình Dương (GPEA).
 
Lãnh đạo UBND tỉnh đã phát biểu đánh giá cao Ladophar là 1 trong những doanh nghiệp cổ phần hóa thành công, có xu hướng mở rộng phát triển, mở rộng đầu tư công nghệ và gia tăng hiệu quả kinh doanh, thu hút được nhiều cổ đông chiến lược để phát triển doanh nghiệp và hội nhập quốc tế. 
 
Trên cơ sở định hướng phát triển của Ladophar, tỉnh ủng hộ Công ty lấy cây dược liệu để phát triển doanh nghiệp trong giai đọan tới. Do đó, để đảm bảo quá trình hội nhập quốc tế đề nghị Công ty cần tập trung chủ động tạo đột phá trong lợi thế cạnh tranh cây dược liệu của địa phương. Ngoài các cây thuốc hiện nay Ladophar đã có, đã khai thác gọi là cây truyền thống như: Artiso, Diệp hạ châu, Linh chi, Đương quy, lãnh đạo tỉnh đề nghị Công ty hợp tác nghiên cứu nhân rộng và phối hợp với doanh nghiệp, nông dân tại tỉnh để sản xuất nguyên liệu một số loại cây dược liệu khác mà chỉ có lợi thế Lâm Đồng mới có. Cụ thể là 5 cây thuốc quý có giá trị chữa bệnh và kinh tế cao: Thất diệp nhất chi hoa, Thiên kim trà (chè hoa vàng), Thạch tùng răng cưa, Lan thạch học tím, Thiên phúc.
 
Lãnh đạo tỉnh tham quan dây chuyền thiết bị của Hàn Quốc trong sản xuất dược liệu
Lãnh đạo tỉnh tham quan dây chuyền thiết bị của Hàn Quốc trong sản xuất dược liệu
TS Phạm S cũng thông tin mới nhất là tỉnh đã giao cho Tp.Đà Lạt đưa cây Artiso vào Top cây chỉ dẫn địa lý. Lãnh đạo tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp –PTNT và các địa phương có lợi thế sản xuất cây dược liệu chủ lực, đặc biệt cây Artiso, theo hướng hợp tác với nông dân, coi đây là cây trồng chủ lực (nằm trong Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030), sản xuất theo hướng VietGAP, cần chọn lọc và nhập giống theo hướng có năng suất lá cao phục vụ cho công nghiệp dược và sản xuất thực phẩm chức năng. 
 
Trong xu hướng phát triển ứng dụng công nghệ mới, Ladophar cần chủ động đề xuất 1 dự án chuyển giao công nghệ để sản xuất thực phẩm chức năng theo quy trình công nghệ nano thực hiện ngay trong năm 2018 với các sản phẩm viên nang, thực phẩm chức năng.
 
Giao Sở Tài Nguyên và Môi trường, phải làm hết sức để hỗ trợ cho DN, phối hợp với Công ty xem xét một số vùng đất phù hợp ở Đức Trọng, Lạc Dương để thực hiện việc khảo nghiệm, sưu tầm cây dược liệu và kết hợp mở rộng vùng nguyên liệu với diện tích phù hợp. Lãnh đạo tỉnh gợi ý theo 3 hướng, xem xét thu hồi 1 số dự án ở Lạc Dương (ưu tiên); Công ty có thể nhận khoán bảo vệ rừng trên diện tích rừng trồng nhất định ở Đức Trọng hoặc Lạc Dương để thực hiện phát triển một số dược liệu mới dưới tán rừng như: Thạch tùng răng cưa, Lan thạch học tím…; khảo sát Khu nông nghiệp công nghệ cao tập trung ở tại huyện Đức Trọng và Đơn Dương tỉnh đang quy hoạch với diện tích 1.700 ha. Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ cho Công ty khảo sát tất cả quỹ đất trước ngày 15/6/2017 báo cáo UBND tỉnh. 
 
Ngoài ra, lãnh đạo UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo giải quyết các kiến nghị của nhà đầu tư như: giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu tham mưu nguồn vốn phù hợp để tập trung làm cầu đường vào Khu công nghiệp Phú Hội để hoàn thành công trình vào cuối năm 2017; giao UBND huyện Đức Trọng kết nối tua tuyến du lịch sinh thái –du lịch canh nông –tham quan nhà máy Ladpphar.
 
AN NHIÊN