"Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế"

09:06, 05/06/2017

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường (MT) thế giới 5/6 do Chương trình MT Liên hợp quốc (UNEP) phát động được Việt Nam tổ chức từ năm 1982, đến nay đã trở thành phong trào rộng khắp trên phạm vi cả nước, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ MT, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường (MT) thế giới 5/6 do Chương trình MT Liên hợp quốc (UNEP) phát động được Việt Nam tổ chức từ năm 1982, đến nay đã trở thành phong trào rộng khắp trên phạm vi cả nước, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ MT, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. 
 
Dự án Bauxite - nhôm Lâm Đồng là trọng điểm tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý triệt để về MT. Ảnh: M.Đ
Dự án Bauxite - nhôm Lâm Đồng là trọng điểm tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý triệt để về MT. Ảnh: M.Đ
Triển khai chuỗi hoạt động vì môi trường
 
Năm 2017, Chủ đề Ngày MT thế giới là “Sống hài hòa với thiên nhiên” nhằm kêu gọi, khuyến khích cộng đồng gắn bó hữu cơ với thiên nhiên, từ đó cảm nhận vẻ đẹp cũng như tầm quan trọng đối với cuộc sống; đồng thời chia sẻ, tiếp nối lời kêu gọi bảo vệ Trái đất, bảo vệ mối quan hệ hài hòa và bền vững giữa con người và thiên nhiên. Theo đó, trong thời gian từ nay đến hết tháng 7/2017, các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đoàn thể và tổ chức chính trị-xã hội... tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày MT thế giới tạo thành chuỗi hoạt động trong “Tháng hành động vì MT” trên phạm vi cả nước. Trong đó, tập trung các hoạt động cụ thể theo tinh thần Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước về MT; giải quyết những vấn đề MT cấp bách. 
 
Xác định các nhiệm vụ trọng tâm
 
Đối với các  bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố  xác định và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm giải quyết tốt các vấn đề MT; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý triệt để các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm MT cao; rà soát các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các dự án đầu tư phát triển đảm bảo thực hiện nghiêm túc mục tiêu “Không đánh đổi MT lấy phát triển kinh tế”. 
 
Mặt khác, tập trung các nguồn lực để giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm MT đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của người dân; khuyến khích tổ chức khởi công, xây dựng và bàn giao các công trình bảo vệ MT phục vụ lợi ích của cộng đồng như: công trình xử lý nước thải, chất thải rắn đô thị và nông thôn; trồng cây xanh chắn cát, chống xói lở và ngăn ngừa xâm nhập mặn - thực hiện các tiêu chí MT trong xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ người dân thích ứng với biến đổi khí hậu.
 
Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân, trong năm 2017, Bộ có 11 hoạt động chính để hưởng ứng “Tháng hành động vì MT”, trong đó đáng chú ý vào tháng 7/2017, Bộ TN&MT sẽ phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức tập huấn “Quản lý nhà nước về bảo vệ MT khu vực miền Trung và Tây Nguyên”. 
 
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động và giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng cùng hành động bảo vệ MT; tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân và cộng đồng thực hiện quyền và nghĩa vụ tham gia bảo vệ MT bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Phát hiện biểu dương và khen thưởng để động viên kịp thời những cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nhiều thành tích trong bảo vệ MT. 
 
Tăng cường vai trò của khối Mặt trận
 
Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội trong công tác bảo vệ MT. Cụ thể, đồng loạt phát động và tổ chức chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày MT thế giới một cách thiết thực, hiệu quả, có tính lan tỏa cao, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và huy động sự tham gia trực tiếp của cộng đồng; đặc biệt là nâng cao vai trò giám sát, phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư đối với các hoạt động bảo vệ MT. Tổ chức các hoạt động có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng như: phổ biến pháp luật nhằm nâng cao năng lực giám sát, phản biện và tham vấn của cộng đồng đối với hoạt động bảo vệ MT; phát động phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ MT”; huy động các tổ chức tôn giáo tham gia bảo vệ MT và thích ứng với biến đổi khí hậu; ra quân làm vệ sinh MT, thu gom xử lý chất thải, rác thải, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao, hồ, hệ thống thoát nước; tổ chức các lớp học phổ biến kiến thức về MT, lối sống xanh, tiết kiệm năng lượng, sử dụng bền vững hệ sinh thái và tài nguyên đa dạng sinh học; trồng rừng, trồng cây xanh đô thị; trao đổi sản phẩm tái chế; ngày hội sống xanh;...
 
Đồng thời, tổ chức Mặt trận và các đoàn thể... tổ chức hoạt động phổ biến, giới thiệu các mô hình tiên tiến về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và MT; khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các hoạt động bảo vệ MT do người dân và cộng đồng tự khởi xướng; lên án các hành động khai thác bừa bãi, phá hoại tài nguyên thiên nhiên, tạo dư luận và áp lực xã hội lên án những hành vi gây ô nhiễm MT.  
 
ĐẠO PHAN