Nặng lòng với đồng đội, người dân

09:06, 09/06/2017

Ông cười hiền khô trên khuôn mặt đen xạm vì màu mưa nắng rồi nói: "Có gì đâu, còn sức còn làm, còn giúp đỡ đồng đội và bà con". Chất "lính" vẫn còn trong ông qua cách giới thiệu về bản thân: Tôi Phạm Ngọc Tổng, sinh năm 1961, trú thôn Trung Hiệp, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng. Hết.

Ông cười hiền khô trên khuôn mặt đen xạm vì màu mưa nắng rồi nói: “Có gì đâu, còn sức còn làm, còn giúp đỡ đồng đội và bà con”. Chất “lính” vẫn còn trong ông qua cách giới thiệu về bản thân: Tôi Phạm Ngọc Tổng, sinh năm 1961, trú thôn Trung Hiệp, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng. Hết.
 
Giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số có công ăn việc làm là tâm nguyện của CCB Phạm Ngọc Tổng. Ảnh: Đức Tú
Giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số có công ăn việc làm là tâm nguyện của CCB Phạm Ngọc Tổng. Ảnh: Đức Tú
Tháng 3 năm 1978 ông Tổng lên đường nhập ngũ và được bổ sung vào Đoàn 840 tỉnh Nghĩa Bình cũ. Sau 3 tháng huấn luyện, đến tháng 6 năm 1978, ông được điều lên khu vực biên giới Đắc Tô - Tân Cảnh (Kon Tum) và được giao làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia chống lại nạn diệt chủng Pôn Pốt. 
 
Trong thời gian tại ngũ, bằng sự sáng tạo, ông đã tự tạo vũ khí để đánh địch bằng mìn ống với sức công phá lớn để đánh vào lô cốt hay hàng rào thép gai. Với sáng kiến này, ông đã vinh dự được Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong tự tạo vũ khí đánh địch đạt hiệu suất cao vào năm 1979. 
 
Năm 1985, vì sức khỏe yếu, ông được xuất ngũ trở về địa phương. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng Ba. 
 
Năm 1986, ông Tổng lập gia đình và khăn gói đi xây dựng kinh tế mới tại vùng đất Hiệp An, Đức Trọng với bao nhiêu khó khăn và thử thách. Đến năm 2000, bằng số tiền tích cóp và các nguồn vốn vay, ông đầu tư 0,5 ha nhà kính và sau đó nâng dần lên 1 ha để trồng các loại rau, hoa và thành lập vườn ươm. Với dây chuyền sản xuất cây giống, ông đã tạo việc làm cho khoảng 20 lao động tại địa phương. Ông Tổng cho biết: “Với đặc điểm của địa phương là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, phần lớn trình độ dân trí thấp nên khó có khả năng ra bên ngoài xin việc làm. Vì vậy, tôi đã tạo điều kiện để họ làm việc cho gia đình mình để giúp đỡ bà con từng bước ổn định cuộc sống”. 
 
Ngoài ra, khi cuộc sống và điều kiện kinh tế đã dần ổn định, ông Tổng đã trực tiếp giúp đỡ các cựu chiến binh (CCB) bằng cách giảm giá bán cây giống từ 20% đến 30%. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, ông đã mạnh dạn khuyến khích họ sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao để vươn lên thoát nghèo bằng phương pháp cung cấp cây giống đến khi thu hoạch mới thanh toán. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, ông đã tự nguyện hiến đất với diện tích gần 1.800 m² để làm đường giao thông nông thôn. 
 
Hăng say lao động sản xuất, làm giàu cho gia đình và xã hội, tâm niệm lớn nhất của người CCB này là hỗ trợ đồng đội và người dân địa phương để họ có một cuộc sống ổn định, giàu có trên mảnh đất này.  
 
 ĐỨC TÚ