Nghiêm khắc chấn chỉnh tình hình tai nạn giao thông

09:08, 02/08/2017

Đó là chỉ đạo của đồng chí Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2017. 

Đó là chỉ đạo của đồng chí Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2017.  
 
Tăng cường công tác tuần tra xử lý vi phạm giao thông nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Ảnh: H.Y
Tăng cường công tác tuần tra xử lý vi phạm giao thông nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Ảnh: H.Y
Dự báo những yếu tố gây tai nạn
 
Mặc dù tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn tỉnh có giảm, tuy nhiên vẫn còn cao, kéo theo đó là nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn nhói lòng. Báo cáo của Ban ATGT tỉnh cho thấy, tính đến ngày 15/6, toàn tỉnh xảy ra 101 vụ tai nạn giao thông, làm chết 81 người, 58 người bị thương. So với thời gian cùng kỳ (15/6/2016), số vụ không tăng (101/101 vụ); số người chết tăng 7 người (81/74), tức tăng 9,46%; Số người bị thương giảm 3 người (51/61), tức giảm 4,92%. Trong đó, ghi nhận 2 địa phương có số vụ tai nạn giao tăng mạnh là huyện Đam Rông tăng 5 vụ; đặc biệt là TP Bảo Lộc xảy ra 23 vụ, 155,56%, làm chết 24 người 166,67%.
 
Theo Ban An toàn giao thông, nguyên nhân của số vụ TNGT tăng, giảm bất thường chủ yếu là do một bộ phận người điều khiển phương tiện ý thức kém, không tôn trọng Luật Giao thông đường bộ, đi không đúng phần đường, làn đường, sử dụng bia rượu khi điều khiển xe, chạy quá tốc độ cho phép, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ... 
 
Ngoài ra, công tác đảm bảo ATGT có nhiều khó khăn, thách thức do mật độ giao thông tăng cao. Nếu như năm 2015 số lượng ô tô là 28.571, số lượng mô tô là 778.748; năm 2016 số lượng ô tô là 32.050, mô tô là 840.872 thì đến thời điểm tháng 6/2017, số lượng ô tô là 46.792, mô tô là 883.224, trong khi hạ tầng giao thông chưa theo kịp tốc độ phát triển phương tiện (bình quân ô tô tăng 12,1%/năm, mô tô tăng 7,9%/năm, hệ thống điểm đậu đỗ còn thiếu dễ gây nên ùn tắc giao thông trong đô thị và tình trạng chiếm dụng lòng, lề đường để đậu đỗ khá phổ biến gây mất an toàn giao thông.
 
Cùng đó, một số tuyến đường trọng điểm, huyết mạch giao thông đang được thi công nâng cấp, mở rộng dễ gây ra ùn tắc cục bộ, gây nguy hiểm cho người, phương tiện khi tham gia giao thông. Tình trạng phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật tham gia giao thông. Nhiều lỗi vi phạm dẫn đến TNGT xuất phát từ chủ quan người tham gia giao thông như: đi không đúng phần đường, làn đường, chạy quá tốc độ; người đi xe mô tô không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định; xe taxi dừng, đỗ đón khách, tránh, vượt tùy tiện; người đi bộ không chú ý quan sát khi qua đường... 
 
Qua phân tích báo cáo chung nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông rơi vào mô tô, xe máy 68%, độ tuổi rơi vào 27 đến 55, thời gian rơi vào giờ chiều tối. Từ các tiêu chí này, các địa phương xác định nguyên nhân từ các yếu tố gây ra tai nạn giao thông, để có những giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn.
 
Đồng bộ nhiều giải pháp
 
Thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và một số địa phương trong tỉnh đã ra quân triển khai đồng bộ nhiều giải pháp lập lại trật tự đô thị, xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép vỉa hè không vào mục đích giao thông. Các địa phương: Di Linh, Đức Trọng, Đạ Huoai, Lạc Dương, Lâm Hà, Đạ Tẻh cũng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, do đó đã kéo giảm được tai nạn giao thông so với cùng kỳ năm 2016; Công tác tuần tra, xử lý vi phạm, ngăn chặn, giải quyết tình trạng tụ tập điều khiển xe mô tô quậy phá vào ban đêm, phát hiện, trấn áp các vụ phạm pháp hình sự trên tuyến giao thông, đảm bảo TTATGT.
 
Để hạn chế thực trạng trên, tại Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2017, đồng chí Phạm S nhấn mạnh: “Cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở cần phải vào cuộc đồng bộ và có trách nhiệm. Riêng cơ quan thành viên, lãnh đạo UBND, Ban ATGT tỉnh yêu cầu ngành GTVT tiếp tục các biện pháp siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô; chỉ đạo lực lượng thanh tra phối hợp với Cảnh sát giao thông Công an tỉnh duy trì hoạt động thường xuyên liên tục trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, các tổ liên ngành. Lực lượng cảnh sát giao thông, công an các địa phương phối hợp với công an xã, chính quyền cơ sở tập trung “điều chỉnh” đường liên huyện, liên xã, liên thôn; có biện pháp quản lý tuyên truyền, giáo dục và đưa ra kiểm điểm trước dân đối với các đối tượng cá biệt thường xuyên vi phạm… Mục tiêu của UBND tỉnh đề ra là giảm ít nhất 5% cả 3 mặt, bao gồm số vụ tai nạn, số người chết, số người bị thương”. 
 
HOÀNG YÊN