Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Bảo Lâm

08:08, 07/08/2017

Theo Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh, Bảo Lâm là một trong những địa phương có tỉ lệ chênh lệch giới tính khi sinh trong những năm qua. Ở mức bình thường, tỉ lệ giới tính khi sinh là 103 - 107 bé trai/100 bé gái. Riêng tại Bảo Lâm, tỉ lệ giới tính khi sinh trong 5 năm qua còn cao, cụ thể: 113,5 bé trai/100 bé gái (năm 2011); 114,1 bé trai/100 bé gái (năm 2012); 113 bé trai/100 bé gái (năm 2013); 114,1 bé trai/100 bé gái (năm 2014); 112,8 bé trai/100 bé gái (năm 2015).

Theo Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh, Bảo Lâm là một trong những địa phương có tỉ lệ chênh lệch giới tính khi sinh trong những năm qua. Ở mức bình thường, tỉ lệ giới tính khi sinh là 103 - 107 bé trai/100 bé gái. Riêng tại Bảo Lâm, tỉ lệ giới tính khi sinh trong 5 năm qua còn cao, cụ thể: 113,5 bé trai/100 bé gái (năm 2011); 114,1 bé trai/100 bé gái (năm 2012); 113 bé trai/100 bé gái (năm 2013); 114,1 bé trai/100 bé gái (năm 2014); 112,8 bé trai/100 bé gái (năm 2015).
 
BSCKI Lục Văn Công - Trưởng khoa Sản - Trung tâm Y tế Bảo Lâm cho biết mặc dù không ghi giới tính nhưng qua siêu âm các bà mẹ đều biết rõ giới tính thai nhi. Ảnh: A.Nhiên
BSCKI Lục Văn Công - Trưởng khoa Sản - Trung tâm Y tế Bảo Lâm cho biết mặc dù không ghi giới tính nhưng qua siêu âm các bà mẹ đều biết rõ giới tính thai nhi. Ảnh: A.Nhiên
Ông Lê Quang Thương - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Lâm cho biết: Từ năm 2011, huyện đã triển khai đề án giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại 10 xã có tỉ số giới tính khi sinh cao trên địa bàn gồm: Lộc Thắng, Lộc Ngãi, Lộc Thành, Lộc An, Lộc Đức, Lộc Quảng, Lộc Bắc, Lộc Tân, Lộc Nam, Tân Lạc. Tổ chức tuyên truyền, tư vấn trực tiếp, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, cung cấp thông tin qua hội thảo, nói chuyện chuyên đề tác động vào nhận thức các đối tượng: cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền cơ sở, các ban, ngành, đoàn thể; chuyên trách, cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản; hộ gia đình; phụ nữ, trẻ em gái về thực trạng và tác hại của mất cân bằng giới tính khi sinh. Xây dựng và duy trì CLB Phụ nữ không sinh con thứ ba tại 3 xã Lộc Phú, B’Lá, Lộc Bắc với 100 thành viên, đã tổ chức 100 buổi sinh hoạt các chuyên đề này.
 
Từ đầu năm 2017 đến nay, huyện Bảo Lâm tiếp tục duy trì 10 xã, thị trấn triển khai các biện pháp can thiệp giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Qua theo dõi, tổng số sinh của 6 tháng đầu năm 2017 toàn huyện có 926 trẻ, trong đó có 485 bé trai và 435 bé gái, tỉ số giới tính 111 bé trai/100 bé gái. Tỉ số này so với cùng kỳ 6 tháng năm 2016 tăng 15,04%. Một số địa bàn có tình trạng chênh lệch giới tính khi sinh rất cao là: Lộc Thắng, B’Lá…
 
Ông Thương cho biết nguyên nhân xảy ra mất cân bằng giới tính khi sinh cao ở Bảo Lâm mặc dù đã nhiều năm triển khai đề án can thiệp giảm thiểu tình trạng này, đó là: Tình trạng bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong một bộ phận dân cư được coi là nguyên nhân đầu tiên và có ý nghĩa tác động mạnh đến sự mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, mong muốn có con trai nối dõi tông đường, lao động chính tạo ra nguồn thu nhập chính trong gia đình và chăm sóc bố mẹ khi tuổi già, đã tác động mạnh đến nhiều cặp vợ chồng mong muốn sinh con trai, đặc biệt là các cặp vợ chồng sinh chỉ có con gái trong những lần sinh trước đó. Người già có tư tưởng coi con trai là chỗ dựa tốt hơn về mặt tài chính, đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều cặp vợ chồng mong muốn có con trai để có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ khi về già. Bên cạnh đó, sự phát triển của các kỹ thuật, công nghệ y sinh học, siêu âm là thành tựu tốt đẹp cho ngành sản khoa giúp phát hiện những bất thường của thai nhi ngay từ khi còn rất nhỏ, nhưng mặt trái của nó là để chẩn đoán giới tính của thai nhi. Kết hợp với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phục vụ cả dịch vụ siêu âm, nạo phá thai rất sẵn và thuận tiện. Trong khi quản lý nhà nước chưa hiệu quả trong việc thực hiện pháp luật liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi. 
 
Lãnh đạo Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Lâm cho biết, giải pháp để hạn chế tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn cần sự vào cuộc của toàn xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước về công tác dân số - KHHGĐ. Tăng cường xây dựng và nhân rộng các mô hình hoạt động của đề án giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn huyện. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý triệt để những cơ sở vi phạm về việc thông tin giới tính và lựa chọn giới tính thai nhi. Tuyên truyền, vận động người dân để thay đổi tư duy, nhận thức và hành động gây ra do mất cân bằng giới tính khi sinh. Tình trạng mất cân bằng giới khi sinh là hậu quả của dịch vụ lựa chọn giới tính thai nhi, vì vậy, điều quan trọng là phải thay đổi được nhận thức, hành vi của người dân. Tăng cường công tác tuyên truyền bình đẳng giới, không lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức nhằm kiểm soát được chỉ số giới tính khi sinh dưới mức cho phép. Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện tăng cường phối hợp với Đoàn thanh niên, các trường trung học phổ thông trên địa bàn tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho các em học sinh về vấn đề giáo dục giới tính để tương lai thế hệ các cặp vợ chồng trẻ nhận thức và hành động tốt hơn về vấn đề này, sẵn sàng nói không với lựa chọn giới tính thai nhi.
 
AN NHIÊN