Nhìn lại công tác dân vận ở Lạc Dương

06:11, 12/11/2019

Nhiệm kỳ qua, huyện Lạc Dương đã đẩy mạnh thực hiện nhiều nội dung trong công tác dân vận theo các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và tỉnh có hiệu quả, góp phần tạo sự đồng thuận và khơi dậy sức dân về phát triển kinh tế, xã hội.

Nhiệm kỳ qua, huyện Lạc Dương đã đẩy mạnh thực hiện nhiều nội dung trong công tác dân vận theo các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và tỉnh có hiệu quả, góp phần tạo sự đồng thuận và khơi dậy sức dân về phát triển kinh tế, xã hội.
 
Công tác dân vận được thực hiện có hiệu quả đã góp phần tạo sự đồng thuận và khơi dậy sức dân - yếu tố quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: H.My
Công tác dân vận được thực hiện có hiệu quả đã góp phần tạo sự đồng thuận và khơi dậy sức dân - yếu tố quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: H.My
 
Dân vận là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị nên huyện Lạc Dương đã ban hành các nghị quyết để duy trì nề nếp và đổi mới nâng cao hiệu quả công tác dân vận. Từ đó xác định các cơ quan chính quyền cần đi đầu, làm trước trong công tác dân vận chính quyền được đẩy mạnh và có nhiều đổi mới. Bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Phó phòng Nội vụ, cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu và giám sát việc thực hiện công tác dân vận chính quyền của huyện Lạc Dương cho biết: “Một trong những nội dung mà các cơ quan chú trọng thực hiện trong công tác dân vận là cải cách thủ tục hành chính. Việc này được triển khai đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực, tập trung đánh giá chỉ số cải cách hành chính của các cấp, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ...”. Cơ quan hành chính hai cấp huyện, xã đều xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể với nội dung trọng tâm công khai các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; quy hoạch sử dụng đất; phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng; việc quản lý sử dụng các loại quỹ; các khoản huy động Nhân dân đóng góp. Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân...
 
Ngoài ra, chính quyền các cấp, lực lượng vũ trang huyện cũng tạo được nhiều dấu ấn trong thực hiện công tác dân vận. Cụ thể, cơ quan quân sự huyện đã tiến hành công tác dân vận trên địa bàn cơ sở với nội dung thiết thực như: sửa chữa đường dân sinh, nạo vét, phát quang, đào mương thoát nước... Vào các dịp lễ, tết hàng năm đơn vị này đều tổ chức thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người nghèo, già làng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chức sắc tôn giáo tiêu biểu... qua đó tạo mối liên hệ quân - dân gắn bó tại địa phương. Cùng với đó, lực lượng công an huyện cũng đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình về an ninh, trật tự. Lực lượng công an huyện đã duy trì có hiệu quả các mô hình dân vận khéo tiêu biểu như diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến Nhân dân”... Các lực lượng trên thường xuyên phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể tuyên truyền về pháp luật, vận động đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tội phạm, phòng chống các tệ nạn xã hội.
 
Bên cạnh đó, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội đã đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, hướng về cơ sở, đa dạng hóa các hình thức tập hợp Nhân dân. Bởi vậy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chú trọng nhiều tới công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo ra nhiều hoạt động, nhằm thu hút đoàn viên, hội viên tham gia sinh hoạt trong các tổ chức đoàn thể, đạt tỷ lệ 78%. Thông qua đó, nắm bắt kịp thời diễn biến tâm tư, tình cảm của người dân. Mặt trận và các đoàn thể đã chủ động triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Đã có 6 đợt giám sát về giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn; đầu tư cộng đồng; giao khoán quản lý, bảo vệ rừng... được tiến hành, nhiều ý kiến từ phía người dân đã được lắng nghe giúp chính quyền địa phương có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình thực hiện. Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp cũng đã tổ chức đối thoại với Nhân dân về những vấn đề bức xúc trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị, bồi thường giải phóng mặt bằng tại địa phương... Từ đây, những vấn đề vướng mắc tại cơ sở được giải quyết, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân. Ngoài ra, Mặt trận và các đoàn thể huyện đẩy mạnh các Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Ngày vì người nghèo”; “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”... với hình thức thi đua phong phú, hấp dẫn, phù hợp với từng thành phần xã hội nên thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng. Các phong trào thi đua đã góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động về vai trò, vị trí của công tác dân vận, thay đổi nhận thức của Nhân dân - tiền đề của sự phát triển kinh tế - xã hội.
 
Những kết quả quan trọng này khẳng định những đổi mới đã mang lại chuyển biến trong công tác dân vận trong 5 năm qua trên địa bàn huyện. Song bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn những vấn đề cần giải quyết trong thực hiện nhiệm vụ quan trọng này cũng đã được huyện Lạc Dương nhìn nhận rõ. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Cil Poh, hiện nay một số cấp ủy đảng chưa thật sự có những biện pháp thực hiện hiệu quả với công tác này, nhất là việc thiếu sâu sát với cơ sở nên không có phương pháp vận động, thuyết phục, giải thích mềm dẻo, linh hoạt với người dân. Hoạt động khối dân vận cơ sở chưa thực sự được phát huy nên việc nắm tình hình và giải quyết các vấn đề nảy sinh ở cơ sở chưa kịp thời. Công tác kiểm tra, giám sát các chương trình hành động thực hiện nghị quyết chưa được chú trọng đúng mức, phong trào thi đua “Dân vận khéo” được triển khai nhưng chưa chú trọng xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực của sản xuất và đời sống xã hội...
 
HOÀNG MY