Những điều cần biết về bảo hiểm y tế hộ gia đình

06:12, 11/12/2019

Tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình không chỉ giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, giảm gánh nặng tài chính khi ốm đau, bệnh tật, mà đây còn là một bước đệm quan trọng để thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân.

Tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình không chỉ giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, giảm gánh nặng tài chính khi ốm đau, bệnh tật, mà đây còn là một bước đệm quan trọng để thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân.
 
Theo đó, hộ gia đình tham gia BHYT bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Người tham gia BHYT theo hộ gia đình không bao gồm người thuộc đối tượng tham gia BHYT theo Khoản 1, 2, 3, 4 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014.
 
Không chỉ giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, giảm gánh nặng tài chính khi ốm đau, bệnh tật, BHYT hộ gia đình còn là một bước đệm quan trọng để thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. Ảnh: N.Minh
Không chỉ giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, giảm gánh nặng tài chính khi ốm đau, bệnh tật, BHYT hộ gia đình còn là một bước đệm quan trọng để thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. Ảnh: N.Minh
 
a) Thủ tục gia hạn thẻ, đăng ký tham gia:
 
 Đối với các trường hợp đã tự nguyện tham gia BHYT năm 2014 có thẻ BHYT hết hạn sử dụng từ 31/1/2015 trở đi: Người có thẻ cần gia hạn lập tờ khai tham gia BHXH, BHYT (TK01-TS) và danh sách đăng ký tham gia BHYT (D01-HGD). Việc kê khai danh sách đăng ký tham gia BHYT (mẫu D01- HGD) chỉ cần đại diện hộ gia đình (không nhất thiết là chủ hộ). Người kê khai phải chịu trách nhiệm về nội dung kê khai đó, nếu kê khai sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi hoàn chi phí khám, chữa bệnh (nếu có phát sinh).
 
+ Đối với các trường hợp đang tham gia BHYT, khi kê khai danh sách đăng ký tham gia (mẫu D01-HGĐ), tại cột (số 5) chỉ cần ghi có thẻ thuộc đối tượng nào. Ví dụ: Nếu có thẻ BHYT theo diện hưu trí, học sinh sinh viên, người lao động đang làm việc thì tại cột (số 5) ghi “hưu trí”, “học sinh sinh viên”, “đang làm việc”.
 
+ Đối với người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT nên chưa được cấp thẻ thì tại cột ghi chú (số 8) ghi rõ “do đơn vị nợ chưa được cấp thẻ BHYT”.
 
- Khi đến nộp thủ tục tại các đại lý thu BHYT, cần mang theo: Bản chính sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (để đối chiếu và được trả lại ngay).
 
Việc sao chụp thẻ BHYT để nộp kèm theo danh sách đăng ký tham gia BHYT trong trường hợp 100% thành viên hộ gia đình đều tham gia BHYT là cơ sở để xác định ngay việc giảm trừ mức đóng BHYT theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 105/2014/ NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ.
 
- Thời hạn của thẻ BHYT có giá trị sử dụng kể từ ngày đầu tháng sau nếu lập danh sách và nộp tiền trước ngày 20 của tháng trước. Thời hạn sử dụng thẻ và mức đóng tiền BHYT căn cứ vào thời hạn sử dụng sau cùng của thẻ BHYT đã cấp, đang còn hạn sử dụng của thành viên tham gia BHYT trong hộ.
 
b) Đối với các trường hợp mới bắt đầu tham gia BHYT theo hộ gia đình từ ngày 1/1/2015 và trường hợp tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính:
 
- Thủ tục như trên.
 
- Thẻ BHYT được cấp có giá trị sau 30 ngày kể từ ngày lập thủ tục và nộp tiền theo quy định.
 
c) Gia hạn thẻ
 
- Nếu gián đoạn từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính: Đóng lại từ đầu (thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày).
 
- Nếu gián đoạn dưới 3 tháng: Phải nộp tiền (ở đại lý) trước ngày 20 của tháng thứ 2 (sau tháng gián đoạn) và thẻ có giá trị ngay tháng sau.
 
Khi tính thời gian tham gia BHYT liên tục 5 năm (để không đồng chi trả khi có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở), là thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng thẻ lần trước (trong trường hợp thời gian gián đoạn không quá 3 tháng).
 
Khi tham gia BHYT theo hộ gia đình, mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi. Cụ thể, người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Mức đóng BHYT theo hộ gia đình cụ thể từ ngày 1/7/2019 trở đi (theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) là: Người thứ nhất: 67.050 đồng/tháng; 1 năm là: 804.600 đồng. Người thứ 2: 46.935 đồng/tháng; 1 năm là: 563.220 đồng. Người thứ 3: 40.230 đồng/tháng; 1 năm là: 482.760 đồng. Người thứ 4: 33.525 đồng/tháng; 1 năm là: 405.300 đồng. Từ người thứ 5 trở đi: 26.820 đồng/tháng; 1 năm là: 321.840 đồng.
 
Đối với người tham gia BHYT theo hộ gia đình lần đầu hay tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày người tham gia nộp tiền mua BHYT. Nếu trường hợp người tham gia mua bảo hiểm liên tục từ lần thứ 2 trở lên thì thẻ bảo hiểm có thời gian sử dụng nối tiếp với thời hạn của thẻ BHYT liền kề, còn nếu tham gia BHYT không tiên tục dưới 3 tháng thì thẻ có giá trị kể từ ngày nộp tiền.
 
Về phương thức đóng, định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đóng đủ số tiền thuộc trách nhiệm phải đóng vào quỹ BHYT. Đây chính là một giải pháp hỗ trợ những hộ gia đình còn khó khăn về kinh tế, khi họ không thể hoặc khó có điều kiện đóng phí BHYT cho cả năm thì có thể lựa chọn đóng làm nhiều đợt trong năm.
 
Người tham gia BHYT theo hộ gia đình được hưởng đầy đủ những quyền lợi của BHYT. Trong xu hướng tăng cao của chi phí y tế hiện nay, hơn lúc nào hết, cá nhân, hộ gia đình cần tham gia BHYT nói chung, BHYT theo hộ gia đình nói riêng. Quyền lợi hưởng BHYT theo hộ gia đình cơ bản đầy đủ, tương đồng với những nhóm đối tượng khác tham gia BHYT, mặc dù mức phí tham gia BHYT theo hộ gia đình khá có lợi đối với các hộ gia đình. Ở mức cao nhất, quỹ BHYT có thể chi trả tới 80% chi phí khám, chữa bệnh BHYT và bệnh nhân có thẻ BHYT chỉ cần thực hiện đồng chi trả 20% chi phí.
 
N.MINH