Tổng kết Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020

07:11, 06/11/2020

(LĐ online) - Chiều 6/11, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức hội nghị tổng kết Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

(LĐ online) - Chiều 6/11, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức hội nghị tổng kết Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
 
Trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho các tập thể
Trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho các tập thể
 
Hội nghị do đồng chí Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Tham gia hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và lãnh đạo UBND các huyện, thành phố trong tỉnh.
 
Theo báo cáo tại hội nghị, qua 10 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án) trên địa bàn Lâm Đồng đã tạo được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cơ sở trong chỉ đạo huy động lao động nông thôn tham gia học nghề. Qua đó, cũng đã huy động được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, trung tâm nông nghiệp, trung tâm hướng nghiệp tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. 
 
Trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho các cá nhân
Trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho các cá nhân
 
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 39 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện Đề án từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có gần 44 ngàn người được hỗ trợ đào tạo nghề với 40 nghề khác nhau. Trong đó, có 18 nghề nông nghiệp và 22 nghề phi nông nghiệp. Sau đạo tạo nghề có 86,2% người lao động có việc làm. Từ năm 2010 đến nay, tổng kinh phí thực hiện Đề án là hơn 184 tỷ đồng.
 
Sau 10 năm triển khai Đề án, đến nay tất cả các xã của 12 huyện, thành phố trong tỉnh tổ chức được lớp học nghề hoặc lao động trên địa bàn xã tham gia học nghề. Công tác dạy nghề tại các thôn nghèo, xã nghèo, dạy nghề cho lao động đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo được ưu tiên với trên 50% người học thuộc các địa bàn có đội tượng này. Các đối tượng ưu tiên của Đề án được hưởng lợi chính sách với trên 50% được hỗ trợ học nghề. Công tác dạy nghề tiếp tục gắn với nhu cầu của nông dân và các chương trình kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện. Qua đó, góp phần tích cực trong giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, thay thế tập quán sản xuất nông nghiệp theo kinh nghiệm, truyền thống của đồng bào dân tộc các vùng sâu, vùng xa.
 
Các đại biểu tham gia hội nghị
Các đại biểu tham gia hội nghị
 
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã trình bày tham luận, phát biểu ý kiến nêu lên những kết quả nổi bật, những khó khăn hạn chế trong triển khai thực hiện Đề án thời gian qua và đề xuất những kiến nghị, giải pháp thực hiện thời gian tới. 
 
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phan Văn Đa đã thay mặt UBND tỉnh ghi nhận, biểu dương những kết quả mà các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt được qua 10 năm thực hiện Đề án. Bên cạnh đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị một số nội dung thực hiện thời gian tới như: Các cơ quan liên quan cần xem xét, nghiên cứu kỹ các kết luận của trung ương, các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án trong thời gian tới; phải xem công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là công việc thường xuyên, liên tục, phù hợp với tình hình thực tế; cần tiếp tục làm tốt công tác truyền thông về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; trong công tác đào tạo nghề cần phải gắn với nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm mới, nâng cao chất lượng việc làm cũ, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân; các sở, ngành, địa phương đơn vị cần phối hợp chặt chẽ để thực hiện hiệu quả Đề án thời gian tới…
 
Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng tặng Bằng khen cho 15 tập thể và 17 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
 
DUY DANH