Đam Rông: Chú trọng hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

06:01, 13/01/2021

Bà Nguyễn Thị Hồng Thuyên - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đam Rông cho biết: 2020 là năm khó khăn, song phong trào hoạt động của Hội Phụ nữ ở huyện nghèo vẫn được triển khai hiệu quả, nhất là việc vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thuyên - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đam Rông cho biết: 2020 là năm khó khăn, song phong trào hoạt động của Hội Phụ nữ ở huyện nghèo vẫn được triển khai hiệu quả, nhất là việc vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
 
Các lớp dạy nghề dệt thổ cẩm không những giúp hội viên có thêm việc làm tăng thu nhập, mà còn góp phần giữ gìn nghề truyền thống của địa phương.
Các lớp dạy nghề dệt thổ cẩm không những giúp hội viên có thêm việc làm tăng thu nhập, mà còn góp phần giữ gìn nghề truyền thống của địa phương.
 
Cụ thể, năm 2020, Đam Rông có trên 1.600 hộ nghèo; trong đó, trên 1.000 hộ hội viên phụ nữ làm chủ hộ. Đa phần các hộ đều nằm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhằm thực hiện nhiệm vụ vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững có hiệu quả, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện đã thực hiện các chương trình hỗ trợ 102 hộ phụ nữ vươn lên thoát nghèo.
 
Theo đó, Hội LHPN  huyện Đam Rông đã nhận ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện giúp hội viên được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư, chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Trong năm, Hội LHPN các xã phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện cho vay được gần 21 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ do Hội quản lý lên hơn 117 tỷ đồng/2.791 hộ vay. Hội phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện triển khai cho vay thí điểm mô hình tổ hợp tác tiết kiệm và vay vốn với số tiền là 700 triệu đồng. Ngoài ra, Hội LHPN huyện cũng đã phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện triển khai thực hiện việc cho vay ở 8/8 xã với số tiền trên 80 tỷ đồng/578 hộ vay. 
 
Bên cạnh đó, Hội LHPN huyện cũng thường xuyên phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp huyện và các đoàn thể mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên và Nhân dân tại các xã. Ngoài các lớp chuyển giao kỹ thuật sản xuất, tại 2 xã Đạ Long và Đạ Rsal còn có các lớp dệt thổ cẩm thu hút nhiều hội viên tham gia. Giải pháp này không chỉ giúp hội viên có thêm việc làm tăng thu nhập mà còn góp phần giữ gìn nghề truyền thống của địa phương.
 
NGỌC NGÀ