“Chủ động, tích cực, quyết tâm cao và có bước đi vững chắc”

04:03, 27/03/2012

Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, của người lao động và dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, người lao động và của dân tộc Việt Nam. Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân.
 

Đ/c Bí thư Tỉnh ủy Huỳnh Đức Hòa trao tặng Bằng khen cho các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (năm 2010).  Ảnh: N.Minh
Đ/c Bí thư Tỉnh ủy Huỳnh Đức Hòa trao tặng Bằng khen cho các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (năm 2010). Ảnh: N.Minh

Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy.

Hơn 80 năm qua, với 67 năm cầm quyền, trong đó có hơn 25 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, Đảng đã lãnh đạo toàn dân đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa đất nước từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Đảng ta là Đảng cầm quyền, nên vừa có thuận lợi nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ đối với Đảng. Trong Cương lĩnh Đại hội lần thứ VII (1991) đã xác định 2 nguy cơ: Sai lầm về đường lối và sự suy thoái, biến chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đến Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội VII đã bổ sung và xác định 4 nguy cơ đối với cách mạng Việt Nam, là: Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, do điểm xuất phát thấp; nguy cơ sai lầm về đường lối, đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa; nguy cơ về sự suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí; nguy cơ “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Trong đó, hai nguy cơ bên trong là sai lầm về đường lối, chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí được xem là nguy hiểm, nghiêm trọng, có thể xảy ra bất cứ lúc nào... Những nguy cơ này không thể xem thường và đang là thách thức lớn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Từ thực tiễn phong phú của cách mạng, Cương lĩnh Đại hội lần thứ XI của Đảng rút ra 5 bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, là:

- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;

- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

- Không ngừng củng cố tăng cường đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế.

- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Đồng thời, trong báo cáo chính trị tại Đại hội XI cũng đã nêu ra 5 bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo của Đảng:

- Trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào cũng phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội . Đổi mới toàn diện, đồng bộ với những bước đi thích hợp.

- Phải thực sự coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.

- Phải coi trọng kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.

- Đặc biệt, chăm lo củng cố xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự phát huy dân chủ, giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết thống nhất, gắn bó mật thiết với nhân dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng.

- Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải rất nhạy bén, kiên quyết, sáng tạo, bám sát thực tiễn của đất nước.

Vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng đề ra cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, kế hoạch về các vấn đề kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị và thông qua công tác tổ chức, cán bộ và đội ngũ cán bộ, đảng viên để thực hiện các nhiệm vụ đó. Bằng công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra và bằng hành động gương mẫu đi đầu của đảng viên. Qua hơn 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, nhận thức về phương thức lãnh đạo của Đảng đã rõ hơn, đầy đủ hơn, góp phần nâng cao hơn hiệu quả lãnh đạo của Đảng, phát huy tốt hơn vai trò quản lý của Nhà nước theo quy định của pháp luật, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được nâng lên, đóng góp tích cực vào những thành tựu mang ý nghĩa lịch sử đất nước đã đạt được trong thời kỳ đổi mới.

Tuy nhiên, Nghị quyết Trung ương lần thứ 5, khóa X cũng đã nhận định: Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị mà trọng tâm là đối với Nhà nước còn chậm và lúng túng; còn tình trạng cấp ủy bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo; thiếu những quy định cụ thể để bảo đảm thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ; chưa coi trọng đổi mới phong cách, lề lối làm việc, tình trạng họp hành nhiều, nói chưa đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm còn diễn ra.

Nguyên nhân khách quan là lý luận về Đảng cầm quyền, về phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện một Đảng cầm quyền có nhiều vấn đề chưa được làm rõ, nhận thức khác nhau, nhiều vấn đề mới chưa có thực tiễn trên thế giới. Nguyên nhân chủ quan là ảnh hưởng của cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp; những hạn chế của công tác tổ chức trong hệ thống chính trị và yếu kém trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Vì vậy, nhiệm vụ đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước cả trước mắt và lâu dài. Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 khóa X đã nêu: Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải nằm trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng; đồng bộ với đổi mới kinh tế, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; trên cơ sở kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng: Tập trung dân chủ, phân cấp phân quyền, tăng cường trách nhiệm cá nhân, nhất là đối với người đứng đầu. Trong quá trình thực hiện, vừa phải đảm bảo các nguyên tắc chung, vừa phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng hiện nay là việc hệ trọng và rất cần thiết khi toàn Đảng đang triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Trước yêu cầu đó, đòi hỏi chúng ta phải thực sự chủ động, tích cực và quyết tâm cao, đồng thời có bước đi thận trọng, vững chắc.
 

Đồng chí Huỳnh Đức Hòa - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh