Công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua

03:05, 22/05/2013

Ngày 19/12/1946 toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27/3/1948, BCHTW Đảng ra Chỉ thị Phát động phong trào thi đua ái quốc để động viên mọi lực lượng cho kháng chiến  và kiến quốc. Để triển khai Chỉ thị, nhân dịp toàn quốc kỷ niệm 1.000 ngày kháng chiến (Ngày Nam bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 23/9/1945), ngày 11/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.

Ngày 19/12/1946 toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27/3/1948, BCHTW Đảng ra Chỉ thị Phát động phong trào thi đua ái quốc để động viên mọi lực lượng cho kháng chiến  và kiến quốc. Để triển khai Chỉ thị, nhân dịp toàn quốc kỷ niệm 1.000 ngày kháng chiến (Ngày Nam bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 23/9/1945), ngày 11/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.

Nhằm tiếp tục phát huy sức mạnh của các phong trào thi đua yêu nước, tạo khí thế thi đua thường xuyên, sôi nổi, rộng khắp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ngày 4/3/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg về việc lấy ngày 11/6 hàng năm là Ngày Truyền thống thi đua yêu nước. Hiện nay, cả nước đang thi đua lập thành tích trên các lĩnh vực để thiết thực kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thí đua ái quốc. Để phong trào thi đua trở thành thực chất, là động lực to lớn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, chúng ta cần nhận thức sâu sắc tư tưởng của Bác về thi đua yêu nước.

Vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về thi đua, thi đua XHCN vào hoàn cảnh nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng thi đua lên tầm tư tưởng, đường lối chính trị và phương pháp cách mạng. Người coi tổ chức thi đua là cách tốt nhất khơi dậy lòng yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam, biến thành sức mạnh, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong bảo vệ Tổ quốc. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, “công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”. Thi đua phải được tổ chức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và phải thực hiện thường xuyên, lâu dài, rộng khắp. Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp phải tuyên truyền, giải thích, động viên cho mọi người tự nguyện, tự giác tham gia phong trào thi đua với kế hoạch, mục tiêu cụ thể, rõ ràng; đồng thời, phải có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, tổng kết phong trào thi đua. Khéo léo đề ra được tên phong trào với những khẩu hiệu hành động, tuyên truyền sắc bén, sát đúng với tình hình, nguyện vọng, lợi ích của quần chúng nhân dân, phù hợp với yêu cầu thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Cán bộ, đảng viên phải tích cực vận động quần chúng, đi đầu làm gương cho mọi người. Tích cực phát hiện điển hình, phổ biến những kinh nghiệm, nêu gương khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua.

Theo tư tưởng của Bác Hồ, vấn đề cần lưu ý nữa là phải kết hợp chặt chẽ thi đua với khen thưởng “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”. Khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời sẽ động viên, giáo dục và thúc đẩy phong trào thi đua phát triển liên tục. Cần nhanh chóng biểu dương những tấm gương “người tốt, việc tốt”. Đảng lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước: “Lãnh đạo phải cụ thể, kịp thời, thiết thực, có trọng điểm và nắm điển hình”.

BÌNH NGUYÊN