Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố khu vực miền Đông Nam Bộ lần thứ Tư, nhiệm kỳ 2016 – 2021

02:02, 25/02/2019

(LĐ online) - Sáng ngày 25/2, tại hội trường khách sạn Palace, Ban Công tác Đại biểu - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố khực miền Đông Nam Bộ  lần thứ Tư, nhiệm kỳ 2016 – 2021 với chủ đề "Kinh nghiệm và  giải pháp của Thường trực HĐND trong việc giải quyết một số vấn đề của người dân địa phương trên lĩnh vực kinh tế - xã hội".

- “Kinh nghiệm và giải pháp của Thường trực HĐND trong việc giải quyết một số vấn đề của người dân địa phương trên lĩnh vực kinh tế - xã hội”; 
 
- Cần chuẩn bị kỹ, lựa chọn những vấn đề nóng, liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, đến đời sống của Nhân dân để đưa ra chất vấn tại kỳ họp.
 
(LĐ online) - Sáng ngày 25/2, tại hội trường khách sạn Palace, Ban Công tác Đại biểu - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố khu vực miền Đông Nam Bộ lần thứ Tư, nhiệm kỳ 2016 – 2021 với chủ đề “Kinh nghiệm và giải pháp của Thường trực HĐND trong việc giải quyết một số vấn đề của người dân địa phương trên lĩnh vực kinh tế - xã hội”.
 
Phó CHủ tịch Quốc Hội Uông Chu Lưu phát biểu chỉ đạo
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu chỉ đạo

Tham dự chủ trì có UVTW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; UVTW Đảng - Ủy viên Thường vụ Quốc hội - Trưởng Ban Công tác đại biểu - UBTV Quốc hội Trần Văn Túy; UVTW Đảng, UVTV Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện - Nguyễn Thanh Hải; lãnh đạo Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và các Vụ liên quan. 
 
Phía tỉnh Lâm Đồng, tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV đơn vị tỉnh Lâm Đồng - Đoàn Văn Việt; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Trần Đức Quận; UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh - Nguyễn Trọng Ánh Đông; UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh - K’Mak và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND một số địa phương.
 
Cùng tham dự có đông đủ đại biểu đại diện Thường trực HĐND đến từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ: Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh và một số đại biểu đến từ các tỉnh Hà Giang, Cà Mau, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ.
 
Phát biểu khai mạc và chào mừng các đại biểu về dự hội nghị tại Đà Lạt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Trần Đức Quận nhấn mạnh: Hướng về dân, giải quyết những vấn đề bức xúc của người dân - đó là yêu cầu và cũng chính là giải pháp mà các tỉnh, thành trong cả nước nói chung, các tỉnh miền Đông Nam Bộ nói riêng đã, đang thực hiện để tạo sự ổn định, đồng thuận từ cơ sở và đó cũng là để nâng cao năng lực của các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp trong thời gian qua. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nói trên, trong thời qua, việc tiếp thu, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri và những vấn đề bức xúc của người dân các địa phương luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của các cơ quan nhà nước nói chung và của Hội đồng nhân dân các cấp nói riêng, nhằm giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên việc xem xét, giải quyết những vấn đề bức xúc của người dân có nơi, có lúc hiệu quả chưa cao, chưa thấu tình, đạt lý, chưa đến nơi đến chốn; có nhiều vụ việc chậm hoặc không giải quyết, dẫn đến tình trạng người dân bức xúc khá gay gắt, tập trung khiếu nại, khiếu kiện đông người, kéo dài, khiếu nại vượt cấp, là cơ hội để các phần tử xấu lợi dụng, xúi giục tạo nên “điểm nóng” gây mất an ninh trật tự. Từ thực trạng nêu trên, Ban Công tác đại biểu Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trong khu vực đã thống nhất lựa chọn chủ đề của Hội nghị “Kinh nghiệm, giải pháp của Thường trực HĐND các cấp trong việc giải quyết một số vấn đề bức xúc của người dân địa phương trên lĩnh vực kinh tế - xã hội”. 
 
Đại diện HĐND các tỉnh, thành phố đã phát biểu tham luận về nhiều vấn đề người dân quan tâm như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với nội dung “Kinh nghiệm và giải pháp trong việc giải quyết một số vấn đề bức xúc của người dân địa phương trên lĩnh vực đất đai”; tỉnh Đồng Nai với tham luận “Kinh nghiệm trong giải quyết những kiến nghị của người dân đối với tình trạng ô nhiễm môi trường”; Thành phố Hồ Chí Minh với tham luận “Tăng cường hoạt động giám sát của HĐND để giải quyết những bức xúc của người dân trên lĩnh vực quy hoạch”; nhiều nội dung về giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm…Một số đại biểu trao đổi thẳng thắn về nhiều vấn đề như cần công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng trong triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật. Giám sát việc giải quyết các phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân, tránh tình trạng bỏ lơ, không xem xét, thiếu trách nhiệm kéo dài thời hạn giải quyết. Xử lý nghiêm, công khai, minh bạch đối với những sai phạm của cán bộ, công chức nhà nước đã phát hiện qua phản ánh, tố cáo, khiếu nại. Nâng cao giám sát việc giải quyết các phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân, tránh tình trạng bỏ lơ, không xem xét, thiếu trách nhiệm kéo dài thời hạn giải quyết. Hiệu quả trong phối hợp với các cơ quan truyền thông để xử lý, giải quyết các vấn đề khiếu nại, kiến nghị của người dân.
 
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh: Để hoàn thành tốt mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 đã được Quốc hội thông qua, đòi hỏi cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương cần tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tinh thần năng động, sáng tạo, phải quyết tâm cao, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành và có các giải pháp sát thực thì mới có thể hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh đã đề ra. Hội đồng nhân dân các cấp phải tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong tổ chức và hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ mà Nhân dân giao phó, làm tốt chức năng của cơ quan dân cử. Nội dung thảo luận hôm nay sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, góp phần tháo gỡ những khó khăn của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hội nghị đã được nghe các ý kiến thảo luận, chia sẻ, cùng những đề xuất kiến nghị, tôi thấy còn nhiều vấn đề về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cần được nghiên cứu để hoàn thiện thêm. Quốc hội đang giao cho Chính phủ nghiên cứu, sửa đổi Luật tổ chức chính quyền địa phương và một số luật chuyên ngành khác có liên quan. Trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật, đề nghị Hội đồng nhân dân các địa phương tích cực phối hợp, tham gia ý kiến để hoàn thiện nội dung văn bản đảm bảo chất lượng, phù hợp với thực tiễn. Trước mắt, đề nghị các đồng chí thực hiện tốt Nghị quyết số 629/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn một số hoạt động của Hội đồng nhân dân.
 
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chỉ đạo: Hội đồng nhân dân cần bám sát đặc điểm, điều kiện đặc thù, đi sâu, đi sát, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định để khi thực hiện bảo đảm tính thời điểm, tính khả thi trong việc giải quyết các vấn đề. Kỳ họp Hội đồng nhân dân là hình thức hoạt động quan trọng nhất của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là nơi quyết định những vấn đề cốt yếu, liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân,… Do đó, cần phải chú trọng đến chất lượng, hiệu quả của kỳ họp Hội đồng nhân dân. Những vấn đề bức xúc trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương phải được thảo luận công khai tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân. Để làm được việc này, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân cần phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp ngay từ việc đề xuất, đến việc chuẩn bị nội dung và chương trình của kỳ họp. Thường trực Hội đồng nhân dân cần chuẩn bị kỹ để lựa chọn những vấn đề đưa ra chất vấn tại kỳ họp, đảm bảo là những vấn đề nóng, liên quan trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội, đến đời sống của Nhân dân,… được cử tri và Nhân dân địa phương quan tâm. Thông tin kịp thời kết quả giải quyết trên hệ thống phương tiện thông tin đại chúng để cử tri biết và giám sát. Đối với các nội dung đang giải quyết, cần yêu cầu Ủy ban nhân dân chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện, nhất là những vấn đề có nhiều bức xúc, có phạm vi ảnh hưởng rộng, tác động đến nhiều người và các kiến nghị đã xác định mốc thời gian cụ thể để góp phần đảm bảo an ninh trật tự, ổn định tình hình. 
 
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng ghi nhận: Hội nghị của chúng ta được tổ chức tại tỉnh Lâm Đồng là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn đới hiền hòa. Phát huy lợi thế đó, với sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của Tỉnh ủy, sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ; hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh đều đạt kết quả ấn tượng như nông nghiệp công nghệ cao, du lịch... Đặc biệt là việc phát triển nông nghiệp trên chuỗi giá trị, hình thành các mô hình chuỗi nông nghiệp an toàn. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tôi xin chúc mừng những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Lâm Đồng đã đạt được trong thời gian qua. Tôi tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự điều hành của chính quyền; sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; sự ủng hộ và giúp đỡ của Nhân dân, của các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước, Lâm Đồng sẽ đạt nhiều kết quả hơn nữa trong phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ trì điều hành hội nghị
Chủ trì điều hành hội nghị


Các đại biểu tham dự hội nghị
Các đại biểu tham dự hội nghị

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị

Nguyệt Thu