Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng với đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu là điều kiện cần thiết để bạn giữ gìn và bảo vệ sức khỏe. Cả trẻ em lẫn người lớn đều được đảm bảo nhu cầu về chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể. Sự thiếu hụt những nguyên tố thiết yếu có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm.
Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng với đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu là điều kiện cần thiết để bạn giữ gìn và bảo vệ sức khỏe. Cả trẻ em lẫn người lớn đều được đảm bảo nhu cầu về chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể. Sự thiếu hụt những nguyên tố thiết yếu có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm.
1. Bệnh còi xương
Sự thiếu hụt vitamin D cùng canxi và kali trong cơ thể là nguyên nhân gây ra bệnh còi xương, với những đặc điểm như xương yếu, mềm, chân vòng kiềng và những dị tật về xương.
Cá, những sản phẩm từ sữa, gan, chất béo và ánh nắng chính là những nguồn cung cấp vitamin D dồi dào. Để bù đắp sự thiếu hụt, bạn nên chú ý xây dựng khẩu phần ăn uống tập trung vào những thực phẩm giàu vitamin D.
2. Bệnh tê phù
Bệnh xuất phát từ tình trạng thiếu hụt vitamin B1 (thiamine) trong cơ thể. Những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tê phù đó là những thay đổi trong việc kết nối hệ cơ, hệ thần kinh suy thoái và những trục trặc xảy ra ở hệ thống tim mạch.
Bổ sung trứng, thịt, ngũ cốc thô, các loại đậu khô… sẽ góp phần cung cấp thêm vitamin B1 cho cơ thể và phòng tránh bệnh tê phù hiệu quả.
3. Bệnh khô mắt
Đây là một trong những nguyên nhân gây mù bắt nguồn từ sự thiếu hụt vitamin A trong cơ thể. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là thị lực giảm rõ rệt, cảm giác khô rát ở mắt, các tế bào biểu mô trong mắt bị hóa sừng hoặc tình trạng nhiễm trùng mắt kéo dài. Những trường hợp nặng có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.
Cách an toàn nhất để ngăn ngừa bệnh là tăng cường thêm lượng vitamin A trong cơ thể bằng cách tiêu thụ những thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên như cà rốt, rau, củ, rau xanh có nhiều lá, dưa lưới…
4. Bệnh bướu cổ
Sự hiện diện của i-ốt trong cơ thể là điều cần thiết cho hoạt động chuyển hóa bình thường của các tế bào. Nếu thiếu hụt dưỡng chất này, bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh bướu cổ. Căn bệnh này khiến tuyến giáp phình to ra, gây ra tình trạng suy giảm hoạt động của tuyến giáp, chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ ở trẻ em. Bệnh bướu cổ xảy ra phổ biến ở những vùng có sự thiếu hụt i-ốt trong đất.
Sử dụng muối i-ốt và ăn cá biển thường xuyên sẽ giúp phòng tránh được căn bệnh này.
5. Thiếu máu do thiếu sắt
Đây là bệnh có nguồn gốc từ sự thiếu hụt chất sắt trong cơ thể với triệu chứng điển hình là sự sụt giảm của số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố dẫn đến hệ quả là người bệnh luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược về thể chất, khó thở, da xanh tái, nhợt nhạt.
Căn bệnh này có thể được điều trị dễ dàng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống theo hướng cân bằng và lành mạnh hơn đồng thời tập trung nhiều vào những nguồn cung cấp nhiều chất sắt như thịt có màu đỏ, bí ngô, các loại quả hạch, đậu hủ, gạo nguyên cám, rau có nhiều lá…
6. Bệnh Kwashiorkor
Kwashiorkor là bệnh thiếu dinh dưỡng có nguyên nhân từ sự thiếu hụt protein và năng lượng trong cơ thể. Đặc điểm nổi bật của bệnh là tình trạng biếng ăn, gan sưng to, da dễ bị kích ứng và lở loét. Đây là căn bệnh thường xảy ra ở trẻ em, phổ biến ở những khu vực nghèo đói.
Khẩu phần ăn uống lành mạnh và căn bằng với những thực phầm giàu protein và carbohydrate như trứng, gạo, các loại đậu, đậu nành… sẽ giúp đánh bại căn bệnh này.
7. Trầm cảm
Những rắc rối về tinh thần do chán nản, rụng tóc, phát ban… có thể xảy ra khi cơ thể thiếu hụt vitamin B7 (biotin). Muốn khắc phục được tình trạng trầm cảm, bên cạnh việc theo đuổi chế độ điều trị nhằm phục hổi và ngăn chặn tiến triển của bệnh, cần tiêu thụ những thực phẩm cung cấp nhiều vitamin B7 như thịt gia cầm, các sản phẩm từ sữa, đậu phộng, các loại quả hạch…
8. Bệnh loãng xương
Ngoài bệnh còi xương, tình trạng thiếu hụt canxi và vitamin D còn có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho xương và cột sống. Chúng khiến xương không khỏe mạnh, mềm và giòn nên rất dễ bị gãy, gây ra những khuyết tật trong cấu trúc của cột sống.
Chuối, bó xôi, sữa, các sản phẩm từ đậu nành và ánh nắng mặt trời chính là những nguồn cung cấp vitamin D và canxi từ tự nhiên giúp bạn ngăn ngừa sự thiếu hụt những dưỡng chất này trong cơ thể.
9. Bệnh Scurvy
Sự suy giảm quá mức của vitamin C (axit ascorbic) trong cơ thể có thể gây ra bệnh Scruvy. Về cơ bản, căn bệnh này ngăn chặn việc sản xuất collagen, chất có vai trò quan trọng trong cấu trúc của các protein, giúp kết nối các mô tế bào. Sự xuống cấp trầm trọng của da, những bất thường trong sự hình thành của xương và răng, vết thương khó lành và thường xuyên chảy máu chân răng là những ảnh hưởng phổ biến nhất của căn bệnh này. Để phòng ngừa bệnh, cần lựa chọn những nguồn cung cấp vitamin C tốt nhất cho cơ thể bằng cách tiêu thụ những loại trái cây có họ cam, quít như cam, chanh… hay dâu, bông cải xanh, kiwi…
10. Bệnh Pellagra
Mất trí nhớ, tiêu chảy, viêm da là những triệu chứng cơ bản nhất của bệnh Pellagra, căn bệnh do thiếu hụt niacin hay còn gọi là vitamin B3 trong cơ thể. Bên cạnh sự thiếu hụt niacin, căn bệnh này còn có nguyên nhân từ việc thiếu hụt các amino axit, tryptophan và lysine hoặc do sự hiện diện quá mức của lysine trong cơ thể.
Thực phẩm giàu niacin bao gồm cá ngừ, ngũ cốc thô, đậu phụng, nấm, thịt gà…
(Theo Báo Sức khỏe & Đời sống)