Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, chiều nay (29-10), áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 5 trong năm 2019. Từ gần sáng và ngày mai (30-10), ở vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận có gió mạnh dần lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, chiều nay (29-10), áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 5 trong năm 2019. Từ gần sáng và ngày mai (30-10), ở vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận có gió mạnh dần lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11.
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 5 |
Hồi 19 giờ ngày 29-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,7 độ vĩ bắc; 114,1 độ kinh đông, trên khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa, cách đất liền các tỉnh Bình Định-Ninh Thuận khoảng 500 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 100 km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 7 giờ ngày 30-10, vị trí tâm bão ở khoảng 12,9 độ vĩ bắc; 111,8 độ kinh đông, cách đất liền các tỉnh Bình Định-Ninh Thuận khoảng 230 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90 km/giờ), giật cấp 11.
Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20 km. Đến 19 giờ ngày 30-10, vị trí tâm bão ở khoảng 12,8 độ vĩ bắc; 109,7 độ kinh đông, ngay trên vùng bờ biển các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90 km/giờ), giật cấp 11.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên): phía bắc vĩ tuyến 10,5 độ vĩ bắc.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây, như vậy từ khoảng chiều đến đêm mai (30-10) bão đi vào đất liền các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận với sức gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10 và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Cam-pu-chia. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Do ảnh hưởng của bão, ở khu vực bắc và giữa Biển Đông và vùng biển phía bắc quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, sau tăng lên cấp 9, giật cấp 11; biển động rất mạnh.
Từ gần sáng và ngày mai (30-10), ở vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 4-7m; biển động rất mạnh; ở nam Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; biển động.
Từ chiều mai (30-10), trên đất liền các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận có gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9; các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 10.
Trung Bộ và Tây Nguyên mưa rất lớn
Trong hai ngày 30 và 31-10, ở các tỉnh/thành từ Thừa Thiên-Huế đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên có mưa rất to (tổng lượng mưa 300-400mm/đợt, riêng Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa 400-600mm/đợt). Từ ngày 31-10 đến 2-11 ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa phổ biến 200-300mm/đợt, riêng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình 300-500mm/đợt).
Cảnh báo từ ngày 4 đến 5-11, mưa lớn có khả năng xuất hiện trở lại ở các tỉnh Trung Bộ.
Ngoài ra, từ ngày 30-10, trên các sông từ Hà Tĩnh đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên sẽ xuất hiện một đợt lũ. Mực nước đỉnh lũ trên trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định, Khánh Hòa lên mức báo động (BĐ)2-BĐ3, có sông trên BĐ3; trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị, Phú Yên, Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên lên mức BĐ1-BĐ2, có sông trên BĐ2.
Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi các tỉnh trên, đặc biệt tại các huyện: A Lưới, Nam Đông, Phong Điền (Thừa Thiên-Huế); huyện Bắc Trà My, Nam Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Phước Sơn, Nam Giang, Đông Giang (Quảng Nam); huyện Ba Tơ, Minh Long, Sơn Tây, Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây (Quảng Ngãi); huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh (Bình Định); huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh (Phú Yên); huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn (Khánh Hòa); huyện Bắc Ái, Ninh Sơn (Ninh Thuận); huyện Đác Glei, Kon Plông, Đác Tô, Sa Thầy, Ia H’ Drai (Kon Tum); huyện Ia Grai, Chư Prông, Krông Pa, Đác Đoa, Kbang (Gia Lai); huyện M’ Đrác, Ea Súp, Ea H’leo, Cư M’gar (Đác Lắc).
Nguy cơ ngập lụt sâu diện rộng tại các vùng trũng thấp, vùng ven sông, khu đô thị các tỉnh từ Thừa Thiên- Huế đến Khánh Hòa. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, lũ quét, sạt lở đất: cấp 2.
* Hồi 16 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,4 độ vĩ bắc; 114,6 độ kinh đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 100 km về phía bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 100 km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 16 giờ ngày 30-10, vị trí tâm bão ở khoảng 12,8 độ vĩ bắc; 110,5 độ kinh đông, ngay trên vùng biển các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90 km/giờ), giật cấp 11.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên): phía bắc vĩ tuyến 10,5 độ vĩ bắc.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển nhanh theo hướng tây, mỗi giờ đi được 15-20 km, từ khoảng chiều đến đêm mai (30-10) bão đi vào đất liền các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận với sức gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10 và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực phía Đông Cam-pu-chia. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
(Theo nhandan.com.vn)