Cùng với tiến trình chuyển đổi số đang được triển khai mạnh mẽ, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến. Các địa phương trong tỉnh đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, khuyến khích người dân thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển kinh tế số... Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025 tại tỉnh Lâm Đồng cũng được triển khai với những lộ trình cụ thể.
Thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế số |
Đề án được triển khai với mục đích tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh với mức tăng trưởng cao, đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt. Từ đó, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân.
Đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hoá các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm kinh tế, phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm mà các ngành cần thực hiện bao gồm: Nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác; phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0; tập trung triển khai hoàn thành chuyển đổi thẻ ngân hàng từ thẻ từ sang thẻ chip, đảm bảo an toàn, bảo mật, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng trong thanh toán thẻ, gia tăng dịch vụ, tạo thuận lợi kết nối với các hệ thống thanh toán khác; phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử; hoàn thiện, tăng cường kết nối, tích hợp giữa hạ tầng thanh toán điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với hạ tầng của các đơn vị chấp nhận thanh toán; đáp ứng tốt hơn yêu cầu thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, tại các điểm bán lẻ và thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ trực tuyến.
MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẾN CUỐI NĂM 2025 TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG • Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GRDP. • Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%. • Từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác. • Tăng số lượng điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên trên 2.000 điểm. • Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%. • Từ 90 - 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. • 100% các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. |
Tỉnh Lâm Đồng cũng xây dựng các chính sách thúc đẩy, phát triển, khuyến khích người dân, doanh nghiệp, tổ chức liên quan sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thương mại điện tử để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với việc triển khai dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile - Money).
Đặc biệt, đẩy mạnh thanh toán điện tử các dịch vụ hành chính công. Cụ thể, đẩy mạnh trao đổi thông tin dữ liệu, kết nối giữa Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục Thuế tỉnh và Chi cục Hải quan Đà Lạt với hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phối hợp thu ngân sách nhà nước bằng phương thức điện tử. Thúc đẩy thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; tăng cường kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với cổng dịch vụ hành chính công của địa phương; hệ thống một cửa điện tử của các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện thanh toán điện tử đối với các khoản phí, lệ phí, thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí, viện phí.
Thực tế, đến thời điểm hiện tại, song song với việc đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy chính quyền số, xã hội số, tỉnh đã hướng tới phát triển có mô hình kinh tế số. Trong đó, địa phương đã làm việc với các đơn vị liên quan như ngân hàng, viễn thông... thúc đẩy các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với các dịch vụ hành chính công có thu phí, lệ phí. Thông qua đó, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền đến các chủ cửa hàng kinh doanh, người dân về những tiện ích của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, quét mã QR, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về chuyển đổi số ở địa phương...
Thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử là xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh phát triển nền kinh tế số, công nghệ số. Việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt vừa để phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp, vừa góp phần minh bạch thanh toán, chống tham nhũng, tiêu cực.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin