Giá trị của nhiều danh thắng bị suy giảm là nhận xét của Sở VH-TT-DL nêu lên tại một hội nghị chuyên đề về danh lam thắng cảnh tỉnh Lâm Đồng được tổ chức mới đây tại Đà Lạt. Lâm Đồng hiện có 33 di tích được công nhận; trong đó gồm 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 18 di tích cấp quốc gia và 13 di tích cấp tỉnh.
Giá trị của nhiều danh thắng bị suy giảm là nhận xét của Sở VH-TT-DL nêu lên tại một hội nghị chuyên đề về danh lam thắng cảnh tỉnh Lâm Đồng được tổ chức mới đây tại Đà Lạt. Lâm Đồng hiện có 33 di tích được công nhận; trong đó gồm 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 18 di tích cấp quốc gia và 13 di tích cấp tỉnh.
Trong 33 di tích này, hiện có 13 di tích thắng cảnh được giao cho các đơn vị kinh doanh du lịch quản lý, khai thác. Mặc dầu Sở VH-TT-DL thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện công tác quản lý, đầu tư, khai thác đúng theo luật (Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch...) nhưng vẫn còn một số đơn vị chưa thực sự quan tâm thực hiện; đặc biệt, một số danh thắng chưa được khai thác mang tính chiến lược lâu dài, bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong số đó có thể kể: hồ Than Thở (Đà Lạt) bị bồi lắng nghiêm trọng, mặc dầu chủ đầu tư có quan tâm nạo vét nhưng công tác này không được triển khai thường xuyên; thác Cam Ly (Đà Lạt) bị ô nhiễm trong nhiều năm qua và cảnh quan xuống cấp nghiêm trọng nhưng chủ đầu tư vẫn chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả; hai thác Pongour và Gougah (Đức Trọng) bị ảnh hưởng nghiêm trọng về nguồn nước và cảnh quan thác do tác động của thủy điện Đại Ninh; thác Voi (Lâm Hà) bị xuống cấp nghiêm trọng do chưa có phương án nâng cấp và quản lý phù hợp...
K.D