Chinh phục đỉnh Bidoup, ''nóc nhà'' Nam Tây Nguyên

07:03, 10/03/2022
Đỉnh núi Bidoup cao 2.287 m thuộc Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà (xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương) là một trong những tour khám phá du lịch sinh thái rừng độc đáo nhất trên cao nguyên Lâm Viên. Hành trình khám phá đỉnh Bidoup để lại cho du khách những trải nghiệm ấn tượng, điều này cho thấy tiềm năng mở rộng hoạt động du lịch sinh thái gắn với bảo tồn rừng bền vững tại Vườn Quốc gia đang ngày một cấp thiết.
 
Từ đỉnh Bidoup du khách có thể quan sát những dải núi trập trùng. Những năm gần đây, việc chinh phục Bidoup ngày càng thu hút những du khách thích trải nghiệm, khám phá
Từ đỉnh Bidoup du khách có thể quan sát những dải núi trập trùng. Những năm gần đây, việc chinh phục Bidoup ngày càng thu hút những du khách thích trải nghiệm, khám phá

 

Trong chuyến kiểm tra rừng đầu năm nay, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng Trần Đức Quận cũng đặt rất nhiều câu hỏi và cả sự trăn trở. Ở Việt Nam có rất nhiều rừng quốc gia, nhưng Bidoup - Núi Bà có nhiều tiềm năng lại chưa phát huy hết giá trị của nó. Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng yêu cầu lãnh đạo Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, lãnh đạo địa phương, các đơn vị liên quan nghiên cứu, xem xét các đề án nhằm định hình, phát triển các tuyến du lịch  sinh thái bền vững, có điểm nhấn, xứng tầm theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng
Trong chuyến kiểm tra rừng đầu năm nay, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng Trần Đức Quận cũng đặt rất nhiều câu hỏi và cả sự trăn trở. Ở Việt Nam có rất nhiều rừng quốc gia, nhưng Bidoup - Núi Bà có nhiều tiềm năng lại chưa phát huy hết giá trị của nó. Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng yêu cầu lãnh đạo Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, lãnh đạo địa phương, các đơn vị liên quan nghiên cứu, xem xét các đề án nhằm định hình, phát triển các tuyến du lịch sinh thái bền vững, có điểm nhấn, xứng tầm theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng

 

Một trong những điểm nhấn trên hành trình tour trải nghiệm đỉnh Bidoup là khu vực quần thể cây Pơmu cổ thụ với điểm nhấn là cây Pơmu hơn 1.300 tuổi. Trên tuyến đường mòn 17 km, khu rừng nguyên sinh có hàng chục loài gỗ quý, các loài chim và đa dạng muôn sắc hoa thiên nhiên. Đây chính là tiềm năng và lợi thế để Bidoup-Núi Bà khẳng định giá trị kinh tế trong phát triển du lịch sinh thái, khám phá gắn với bảo tồn giá trị của nó
Một trong những điểm nhấn trên hành trình tour trải nghiệm đỉnh Bidoup là khu vực quần thể cây Pơmu cổ thụ với điểm nhấn là cây Pơmu hơn 1.300 tuổi. Trên tuyến đường mòn 17 km, khu rừng nguyên sinh có hàng chục loài gỗ quý, các loài chim và đa dạng muôn sắc hoa thiên nhiên. Đây chính là tiềm năng và lợi thế để Bidoup-Núi Bà khẳng định giá trị kinh tế trong phát triển du lịch sinh thái, khám phá gắn với bảo tồn giá trị của nó

 

Mùa khô, nếu đi vào thời điểm may mắn, du khách có thể thưởng ngoạn hoa Đỗ quyên, một loài hoa quý hiếm nở rộ dọc tuyến đường. Theo thống kê, Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà có khoảng 2.077 loài thực vật có mạch, 131 loài thú, 304 loài chim, 15 loài hạt trần, 302 loài lan... Đây là một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học ở nước ta
Mùa khô, nếu đi vào thời điểm may mắn, du khách có thể thưởng ngoạn hoa Đỗ quyên, một loài hoa quý hiếm nở rộ dọc tuyến đường. Theo thống kê, Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà có khoảng 2.077 loài thực vật có mạch, 131 loài thú, 304 loài chim, 15 loài hạt trần, 302 loài lan... Đây là một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học ở nước ta

 

Theo đề án, tầm nhìn của Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà, đơn vị đã và đang xây dựng, phấn đấu đến hết năm 2030, lượng khách các tour du lịch sinh thái gắn với bảo tồn rừng bền vững đạt 1,5 triệu lượt, doanh thu xã hội du lịch đạt 2.700 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, doanh thu từ các dịch vụ môi trường rừng đạt 50 tỷ đồng/năm. Và, cắm trại trên đỉnh Bidoup tạo cho du khách cảm giác thoải mái, thích thú khi được nghỉ ngơi, hòa mình với thiên nhiên giữa đại ngàn Nam Tây Nguyên hùng vỹ
Theo đề án, tầm nhìn của Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà, đơn vị đã và đang xây dựng, phấn đấu đến hết năm 2030, lượng khách các tour du lịch sinh thái gắn với bảo tồn rừng bền vững đạt 1,5 triệu lượt, doanh thu xã hội du lịch đạt 2.700 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, doanh thu từ các dịch vụ môi trường rừng đạt 50 tỷ đồng/năm. Và, cắm trại trên đỉnh Bidoup tạo cho du khách cảm giác thoải mái, thích thú khi được nghỉ ngơi, hòa mình với thiên nhiên giữa đại ngàn Nam Tây Nguyên hùng vỹ
 
C.THÀNH