Kỳ II: Một lòng theo Đảng

09:09, 17/09/2015

Phường 11 có vị trí địa lý vô cùng quan trọng, là vành đai tiếp giáp với các trường trại lớn: Võ bị Quốc gia, Trung tâm huấn luyện cảnh sát cơ bản, Trung tâm huấn luyện cảnh sát quốc gia. Trong khởi nghĩa giành chính quyền và những năm kháng chiến chống Pháp, Phường đã lập phòng tuyến quan trọng bảo vệ chính quyền cách mạng, trở thành mật khu 86 do Đội 86 và Đội 22 của Thị ủy Đà Lạt hoạt động. 

[links()] Phường 11 có vị trí địa lý vô cùng quan trọng, là vành đai tiếp giáp với các trường trại lớn: Võ bị Quốc gia, Trung tâm huấn luyện cảnh sát cơ bản, Trung tâm huấn luyện cảnh sát quốc gia. Trong khởi nghĩa giành chính quyền và những năm kháng chiến chống Pháp, Phường đã lập phòng tuyến quan trọng bảo vệ chính quyền cách mạng, trở thành mật khu 86 do Đội 86 và Đội 22 của Thị ủy Đà Lạt hoạt động. 
 
Bà Nguyễn Thị Dư - Cơ sở cách mạng ấp Sào Nam. Nhà có 6 con tham gia hoạt động cách mạng, có 2 con trai thoát ly ra căn cứ đã anh dũng hy sinh
Bà Nguyễn Thị Dư - Cơ sở cách mạng ấp Sào Nam. Nhà có 6 con tham gia hoạt động cách mạng, có 2 con trai thoát ly ra căn cứ đã anh dũng hy sinh
Trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân Phường 11 bền bỉ bám dân, bám ấp, bám địa bàn, liên tục đấu tranh, kết hợp nhuần nhuyễn phương châm đấu tranh chính trị với tiến công vũ trang và bằng ba mũi giáp công chính trị, quân sự, binh vận. Từ đó tập trung sức tiêu hao tiêu diệt, làm tê liệt bộ máy kèm, tiến công quân sự, tiêu diệt bọn hỗ trợ kèm, vận động quần chúng đấu tranh giành quyền làm chủ, xây dựng thực lực cách mạng ngày càng lớn mạnh.
 
Những năm 1970 đến 1975 đã phát triển gần 200 gia đình cơ sở cách mạng với hơn 400 người là cơ sở bí mật của các đơn vị vũ trang tuyên truyền: LG49, A250, F212, LG500, C850. Trong chống Mỹ có 39 gia đình cơ sở cách mạng đã dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, bí mật, bất ngờ, tìm mọi biện pháp che chở nuôi dưỡng cán bộ, chiến sĩ trụ lại xây dựng phong trào. Có gia đình đào 2, 3 hầm bí mật; mưa sập hầm này lại đào hầm khác; không đào được hầm thì làm vách đôi, tủ đôi, cải tiến đóng la phông hộp trong nhà để che giấu cán bộ… Cán bộ Khu ủy, Khu 6 và Thị ủy Đà Lạt đều đã bám trụ để chỉ đạo phong trào và đây cũng là đường dây đưa đón các đồng chí đi theo đường hợp pháp, đưa ra căn cứ của Thị ủy đi về các hướng. Trong đợt vượt ngục của hơn chục anh em tù chính trị ở Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt năm 1973 đã được các gia đình cơ sở bảo vệ, che giấu an toàn hơn một tuần lễ trong vòng kiểm tra kiểm soát của kẻ thù. 
 
Cuối năm 1966, đầu năm 1967, một số cơ sở trung kiên ở các ấp Nam Hồ, Tự Phước được kết nạp vào Đảng, Ban cán sự Đà Lạt đã cử đảng viên ở ngoài bàn đạp, ở các đội công tác vào thành lập chi bộ cùng sinh hoạt và trực tiếp lãnh đạo phong trào tại chỗ. Đến năm 1968, đầu năm 1970, Tự Phước thành lập chi bộ có 3 đảng viên; Nam Hồ có chi bộ 3 đảng viên. Đầu năm 1972, ấp nào cũng có chi bộ tại chỗ để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng. Đầu năm 1972, Nam Hồ có 12 cơ sở trung kiên được kết nạp vào Đảng, thành lập 2 chi bộ. Ở Tự Phước có 7 cơ sở trung kiên vào Đảng. Ngoài ra, đảng viên các hệ đơn tuyến và trong các đơn vị đội công tác khác cũng được kết nạp. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng, các tổ chức quần chúng như Hội phụ nữ giải phóng, Đoàn thanh niên, đặc biệt là các đơn vị du kích mật được thành lập và hoạt động có hiệu quả. 
 
Bà Hà Thị Bổng - Cơ sở cách mạng ấp Tự Tạo, Bí thư Chi bộ ấp Tự Tạo - Trại Mát năm 1970-1972, có con gái là du kích mật Lương Thị Ngọc Sương hy sinh. Năm 1975-1976, bà là Chủ tịch UBND cách mạng phường 6 và 1977 - 1980 là Chủ tịch UBND Phường 6
Bà Hà Thị Bổng - Cơ sở cách mạng ấp Tự Tạo, Bí thư Chi bộ ấp Tự Tạo - Trại Mát năm 1970-1972, có con gái là du kích mật Lương Thị Ngọc Sương hy sinh. Năm 1975-1976, bà là Chủ tịch UBND cách mạng phường 6 và 1977 - 1980 là Chủ tịch UBND Phường 6
 
Trước năm 1975, dân số Phường 11 có chưa đầy 1.500 khẩu, nhưng có hơn 400 lượt người trong gần 150 gia đình là cơ sở hoạt động cách mạng (gần 100 người thoát ly ra chiến khu). Có những lúc địch bắt gần hết các đảng viên trong các chi bộ, bắt hết 2/3 các cơ sở cách mạng. Với niềm tin vào cách mạng, niềm tin vào thắng lợi đã củng cố cho nhân dân, cho các cơ sở cùng tích cực hoạt động, giúp đỡ, tiếp tế ủng hộ cho cách mạng. Cùng với hàng trăm người con của các miền quê trên cả nước đã ngã xuống của hướng Đông Bắc Đà Lạt, Phường 11 có 22 người con, 5 đội viên du kích mật (đội viên nữ) đã anh dũng hy sinh. 
 
Cùng với sự hy sinh cống hiến cho sự nghiệp giải phóng đất nước, nhân dân Phường 11 còn đóng góp sức người, sức của vô cùng lớn lao cho cách mạng. Chỉ tính từ 1965 đến 1975, nhân dân đã đóng góp ủng hộ 2.400 tấn lương thực, nhu yếu phẩm thuốc men. Để vận chuyển số lượng lương thực này, nhân dân đã đóng góp 12.000 ngày công. 
 
Với những thành tích hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Phường 11 được Nhà nước phong tặng và khen thưởng: 5 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 1 Huân chương Thành đồng, 5 Huân chương Độc lập, 3 Huy chương chống Pháp hạng Nhất và Nhì, 85 Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất + Nhì + Ba cho các gia đình và cá nhân, 46 Huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất + Nhì cho các gia đình và cá nhân, 18 người được tặng Kỷ niệm chương tù chính trị, 132 người có công cách mạng, 46 gia đình liệt sĩ và 15 thương binh, bệnh binh…
 
(Kỳ sau: Phát huy truyền thống trong thời bình)
 
ĐAN THANH