Tìm hiểu tên đường phố Đà Lạt (tiếp theo và hết)

09:10, 08/10/2015

Ngày 30/1/2002, trong kỳ họp thứ 7, khóa VI, Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ra Nghị quyết đặt thêm 54 tên đường cho thành phố Đà Lạt.

Ngày 30/1/2002, trong kỳ họp thứ 7, khóa VI, Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ra Nghị quyết đặt thêm 54 tên đường cho thành phố Đà Lạt.
 
I. Danh mục tên đường đặt cho đường chưa có tên:         
 
1. Nhóm đường mới làm hoặc cải tạo theo quy hoạch chưa có tên: 
 
1. Bế Văn Đàn
2. Cù Chính Lan                
3. Kim Đồng            
4. Lê Thị Riêng
5. Lê Văn Tám
6. Lý Nam Đế
7. Mai Anh Đào
8. Mai Xuân Thưởng
9. Mimosa
10. Ngô Tất Tố
11. Ngô Thì Nhậm
12. Ngô Thì Sỹ
13. Nguyễn An Ninh    
14. Nguyễn Hữu Cảnh
15. Nguyễn Hữu Cầu
16. Nguyễn Lương Bằng
17. Nguyễn Thái Bình
18. Nguyễn Trung Trực
19. Phan Đình Giót
20. Tô Vĩnh Diện
21. Trần Đại Nghĩa
22. Trần Anh Tông
23. Trần Thánh Tông
24. Trịnh Hoài Đức
25. Võ Thị Sáu
26. Võ Trường Toản
 
2. Nhóm các đường nhân dân gọi tên không chính thức: 
 
1. Cách mạng tháng Tám
2. Châu Văn Liêm  
3. Huỳnh Tấn Phát
4. Lâm Văn Thạnh  
5. Lương Đình Của
6. Ngô Gia Tự
7. Nguyễn Đình Quân
8. Cam Ly
9. Tô Ngọc Vân
10. Trương Văn Hoàn
11. Trúc Lâm Yên Tử
12. Trần Thái Tông
13. Trần Văn Côi
 
3. Nhóm các đường nhân dân gọi tên trùng với tên đường chính: 
 
1. Công chúa Ngọc Hân
2. Lương Thế Vinh
3. Nguyên phi Ỷ Lan  
4. Ngô Huy Diễn          
5. Ngô Văn Sở                  
6. Nguyễn Hoàng           
7. Nguyễn Thị Định
8. Phan Như Thạch
9. Tô Hiệu
10. Trần Nhân Tông
11. Tôn Thất Tùng
12. Yersin
 
II. Danh mục tên đường đặt cho tên đường trùng tên: 
 
1. Tương Phố
 
2. Pasteur
 
Theo Địa chí Đà Lạt, năm 2007, Đà Lạt có 182 con đường.
 
Hầu hết những con đường ở Đà Lạt đều mang tên các danh nhân lịch sử Việt Nam. Đây là một bộ sưu tập quý để giáo dục công dân, nhất là thế hệ trẻ, về truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta.
 
Sau một số lần đổi thay tên đường, một số con đường đã mất tên: Lý Thái Tổ, Lê Thái Tổ, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Tôn Thất Thuyết, Phạm Phú Thứ,...
 
Trong những năm 1930, ông Robert Clément Bourgery - một doanh nhân người Pháp - đã xây dựng một biệt thự ở Đà Lạt. Con đường từ biệt thự này đến đường Graffeuil mang tên Bourgery.
 
Bảo Đại đã mua lại biệt thự Bourgery và đặt tên là Dinh Gia Long.
 
Năm 1954, trong đợt đổi tên các con đường tiếng Pháp sang tiếng Việt, Hội đồng thị xã Đà Lạt đã đổi tên đường Bourgery thành Lý Thái Tổ, đường Graffeuil thành đường Lê Thái Tổ.
 
Sau năm 1955, Ngô Đình Diệm cho sửa sang lại Dinh Gia Long và đặt tên là Dinh Bách Hoa. Ông không thích tên Lý Thái Tổ nên cho đổi tên đường Lý Thái Tổ thành Gia Long.
 
Năm 1976, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định thay đổi 29 tên đường phố trong đó đường Gia Long được đổi thành Trần Quang Diệu, đường từ Trại Mát lên giáp đường Lê Thái Tổ được đặt tên là Hùng Vương thay thế cho đường Hùng Vương cũ được đổi thành Hoàng Văn Thụ. Nhưng trên thực tế đường Lê Thái Tổ không còn nữa, được thay bằng đường Hùng Vương.
 
Năm 2002, trong danh mục tên đường mới có 2 tên đường được khôi phục: Nguyễn Hoàng, Pasteur. Trong tương lai, rất mong tên hai vị vua sáng lập triều Lý và triều Lê, các vị vua yêu nước triều Nguyễn, các danh nhân lịch sử cũng được khôi phục. 
 
Một số con đường cần được ghi đúng tên nhân vật: Sương Nguyệt Anh thay vì Sương Ngọc Ánh, Lương Định Của thay vì Lương Đình Của,...
 
Đường Ma Trang Sơn như hiện nay cần được ghi lại là Ma Trang Lơng như khi đường được đổi tên từ năm 1976 hay Ama Trang Lơng như ở Buôn Ma Thuột hiện nay (Ama: cha; Trang Lơng: tên người con gái đầu lòng).
 
Đà Lạt đã có các con đường mang tên: Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, cần có một con đường mang tên Điện Biên Phủ.
 
Đà Lạt đã có hai con đường mang tên Mai Anh Đào, Mimosa. Trong tương lai, nhiều con đường mang tên các loài hoa: Hoa Lan, Hoa Hồng, Phượng Tím, Đỗ Quyên,... Dọc theo các con đường này trồng nhiều loài hoa hay các cụm hoa như tên đường được đặt.
 
Từ Nghĩa trang Du Sinh đến gần thác Cam Ly có một con đường mang tên Y Dinh, không rõ Y Dinh là ai? Nếu không tìm được tiểu sử của Y Dinh, rất mong con đường được mang tên ông Tou Tiang Đôn - nhân sĩ người Chu Ru, Ủy viên Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Lâm Viên năm 1945, Ủy viên Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Tuyên Đức năm 1969.
 
Trong tương lai, khi đặt tên đường mới, có thể tham khảo danh mục tên đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để bổ sung thêm tên đường phố ở Đà Lạt: Thoại Ngọc Hầu, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị, Trần Cao Vân, Đào Duy Anh, Văn Cao, Lưu Hữu Phước,...
 
NGUYỄN HỮU TRANH