Trước đó, quá trình phê chuẩn sử dụng thuốc Avigan trong điều trị COVID-19 tại Nhật Bản đã bị trì hoãn sau khi giới chức y tế nước này cho rằng các dữ liệu thử nghiệm không thuyết phục.
Trước đó, quá trình phê chuẩn sử dụng thuốc Avigan trong điều trị COVID-19 tại Nhật Bản đã bị trì hoãn sau khi giới chức y tế nước này cho rằng các dữ liệu thử nghiệm không thuyết phục.
Thuốc điều trị cúm Avigan của Fujifilm |
Báo Nikkei ngày 21/2 đưa tin, Tập đoàn Fujifilm của Nhật Bản sẽ tái khởi động thử nghiệm lâm sàng thuốc Avigan trong điều trị COVID-19. 270 bệnh nhân sẽ tham gia cuộc thử nghiệm lần này và Fujifilm đặt mục tiêu cho Avigan sẽ được cấp phép trong tháng 10 năm nay.
Đại diện của Fujifilm hiện chưa đưa ra bình luận gì về thông tin trên. Trước đó, quá trình cấp phép sử dụng thuốc Avigan trong điều trị COVID-19 tại Nhật Bản đã bị trì hoãn sau khi giới chức y tế nước này hồi tháng 12/2020 cho rằng các dữ liệu thử nghiệm không thuyết phục.
Nhật Bản đã phê chuẩn thuốc Avigan, thường được biết dưới cái tên Favipiravir, để sử dụng cho chữa bệnh cúm khẩn cấp. Tuy nhiên vẫn còn những lo ngại khi Avigan gây dị tật bẩm sinh ở các loài vật thí nghiệm và chưa thể hiện được hiệu quả đối với COVID-19. Chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu Fujifilm tăng gấp 3 lượng dự trữ quốc gia thuốc Avigan. Hiện Avigan đã được phê chuẩn để điều trị COVID-19 tại Nga, Ấn Độ và Indonesia.
Trong khi đó, Nhật Bản đã nhận lô vắcxin ngừa COVID-19 thứ hai từ hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) để tiếp tục tiêm chủng cho một số nhân viên y tế trong giai đoạn đầu tiên của chiến dịch.Khoảng 450.000 liều vắcxin đã đến thủ đô Tokyo của Nhật Bản sau khi Liên minh châu Âu (EU) "bật đèn xanh" cho việc xuất khẩu vắcxin.
Trước đó, Nhật Bản đã nhận lô hàng đầu tiên với 386.100 liều từ nhà máy của Pfizer ở Bỉ vào ngày 12/2 vừa qua, giúp nước này khởi động chương trình tiêm chủng cho 40.000 nhân viên y tế, bắt đầu từ khu vực thủ đô Tokyo vào ngày 17/2. Trong số 40.000 nhân viên y tế được tiêm chủng, 20.000 người đang tham gia vào một nghiên cứu để theo dõi các tác dụng phụ tiềm ẩn do vắcxin gây ra.
(Theo Vietnam+)