Tàu thăm dò Mặt Trăng có tên Rashid, chỉ nặng khoảng 10kg, dự kiến ra mắt vào năm 2024 nhằm mục đích khám phá một phần Mặt trăng và tìm hiểu rõ hơn sự thay đổi của bụi, đá trên thiên thể này.
Tàu thăm dò Mặt Trăng có tên Rashid, chỉ nặng khoảng 10kg, dự kiến ra mắt vào năm 2024 nhằm mục đích khám phá một phần Mặt trăng và tìm hiểu rõ hơn sự thay đổi của bụi, đá trên thiên thể này.
Tàu thám hiểm Mặt Trăng Rashid có 4 bánh xe, nặng khoảng 10kg |
Tháng 3/2021, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã trở thành quốc gia đầu tiên của thế giới Arab đưa tàu vũ trụ Hope vào quỹ đạo quanh sao Hỏa.
Trong khi quốc gia này vẫn đang ăn mừng thành tựu nêu trên, một nhóm các nhà khoa học của UAE đang có kế hoạch tạo ra một kỳ tích lịch sử khác: chế tạo một tàu thăm dò Mặt trăng nhỏ nhất thế giới.
Hiện Yutu của Trung Quốc là tàu thăm dò nhẹ nhất (140kg) từng đổ bộ thành công lên Mặt trăng.
Trong khi đó, con tàu của UAE chỉ nặng khoảng 10kg, với chiều dài và chiều rộng 54cm và chiều cao khoảng 76cm.
Trong bản kế hoạch có tên Emirates Lunar Mission (tạm dịch: Nhiệm vụ Mặt trăng của UAE), con tàu dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2024. Nhiệm vụ của tàu là khám phá một phần của Mặt Trăng đồng thời tìm hiểu rõ hơn sự thay đổi của bụi và đá trên hành tinh này.
Con tàu có tên là Rashid, đặt theo tên của cố lãnh đạo Dubai Sheikh Rashid bin Saeed Al Maktoum. Hiện tại, địa điểm hạ cánh của con tàu vẫn chưa được tiết lộ.
Bà Sara Al Maeeni, một nhà khoa học của Trung tâm vũ trụ Mohammed Bin Rashid tại Dubai cho biết: “Chúng tôi hy vọng sẽ tìm thấy những điều mới mẻ tại Mặt trăng, và hiểu thêm về các thiên thể không có sự tồn tại của bầu khí quyển.”
Các thiên thể không có bầu khí quyển, như Mặt trăng, không được bảo vệ trước tác động của bức xạ Mặt trời. Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ có thể giám sát chặt chẽ điều kiện của đất và nhiệt độ trên Mặt trăng. Họ cũng có thể phân tích cách thức bụi Mặt trăng bám vào các loại bề mặt vật liệu khác nhau và tác động của bức xạ Mặt trời lên thiên thể này.
UAE đang cố gắng gia nhập “tầng lớp ưu tú” - bao gồm Mỹ, Nga và Trung Quốc là những quốc gia đã hạ cánh thành công tàu vũ trụ xuống bề mặt Mặt Trăng. Vào năm 2019, con tàu Chandrayaan-2 của Ấn Độ đã bị rơi xuống hành tinh này |
Bà Al Maeeni chia sẻ hai khó khăn lớn mà nhóm nghiên cứu gặp phải: một là giữ cho trọng lượng chung của tàu dưới 10kg, hai là việc chế tạo một con tàu nhỏ như vậy sẽ tạo ra những trở ngại khác trong quá trình thám hiểm.
Thách thức lớn đối với tàu thám hiểm nhỏ
Nhiệt độ trên Mặt trăng thay đổi lớn giữa ngày và đêm. Theo bà Al Maeeni, tại khu vực tàu thăm dò dự kiến đổ bộ, nhiệt độ sẽ dao động từ -200˚C vào ban đêm lên 80˚C vào ban ngày. Các loại tàu có kích cỡ càng nhỏ thì càng bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài.
Tàu thám hiểm được xây dựng ở Dubai, nhỏ hơn cả chiếc tàu thám hiểm mặt trăng trước đây Yutu 2 của Trung Quốc, với 6 bánh xe và nặng 140kg |
Tàu thám hiểm Rashid có khả năng sẽ hoạt động liên tục trong một ngày Mặt trăng - tương đương với 14 ngày trên Trái đất.
Sau đó tàu sẽ ngưng hoạt động trong 14 ngày (1 đêm Mặt trăng). Khi ngày Mặt trăng trở lại, người ta sẽ thử đánh thức Rashid để xem liệu nó có sống sót trong điều kiện nhiệt độ cực thấp hay không.
Một thách thức khác là tạo ra, lưu trữ và phân phối điện năng để Rashid duy trì hoạt động toàn bộ hệ thống, khi tấm pin mặt trời cũng như hệ thống lưu điện mà nó mang theo không lớn.
(Theo Vietnam+)