Theo ghi nhận trên thị trường, ít ngày trước khi Thông tư 122 có hiệu lực, doanh nghiệp đã tăng giá nhiều mặt hàng.
Xăng dầu, gas, thuốc tây, sữa, thép, phân bón, cước vận tải... là những mặt hàng doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký giá bán trong mỗi lần tăng giảm. Quy định này được ghi rõ trong Thông tư 122 về quản lý giá có hiệu lực từ ngày 1/10.
Theo ghi nhận trên thị trường, ít ngày trước khi Thông tư 122 có hiệu lực, doanh nghiệp đã tăng giá nhiều mặt hàng.
Người biết, kẻ không
Sữa cũng là một trong những mặt hàng phải thực hiện đăng ký giá bán. |
Nguyên nhân chính được các nhà cung cấp đưa ra là gần đây giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng, điều chỉnh tỷ giá cùng tác động gián tiếp. Trước đó, giá sữa của một số hãng sữa lớn cũng đã kịp có điều chỉnh, tăng từ 10 đến 15%. Ngày 30/9, Vinamilk tăng giá bán sữa tươi trên thị trường 500 đồng/lít.
Khảo sát ngày 1/10 tại nhiều siêu thị cho thấy: báo giá một số mặt hàng thực phẩm tươi sống (như cá, thịt lợn, thịt gà) và rau củ quả có xu hướng giảm 5-10%. Tuy nhiên, giá thực phẩm đông lạnh, nhất là hàng nhập khẩu có xu hướng tăng 5%, bởi bắt đầu từ 1/10 những mặt hàng này sẽ phải chịu mức thuế suất mới cao hơn từ 2 đến10% so với hiện hành.
Đại diện hệ thống siêu thị Big C cho biết: Trung tâm thu mua của siêu thị này đã đàm phán để 6 hãng sữa cam kết không tăng giá bán từ nay đến hết năm (Mejje, Vinamilk, Hanco, Maed Jonsh, Duty Lady, Abbott) và đang tiếp tục đàm phán với các hãng sữa khác không tăng giá bán.
Cùng ngày, ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Kinh doanh gas PetroViệt Nam (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam), cho hay: DN vừa gửi thông báo về việc tăng giá gas tháng 10/2010 thêm 10.000 đồng/bình 12kg tới Sở Tài chính và Công thương 13 tỉnh.
Theo ông Minh, việc tăng giá là bất khả kháng do giá thế giới tăng lên 52,5 USD/tấn. Đáng lẽ Petro Việt Nam phải tăng tương ứng 14.000-15.000 đồng/bình 12kg.
Nói về việc thực hiện đăng ký giá theo Thông tư 122, theo ông Minh, doanh nghiệp không thấy có gì quá vướng mắc nhưng bất cập lớn nhất là khi gửi thông báo đi, sẽ phải chờ các tỉnh phản hồi lại.
Trái lại, ông Nguyễn Vương, Tổng giám đốc Tổng công ty thép Bắc Việt khẳng định: Không hề hay biết việc bắt buộc phải đăng ký giá bán thép.
Ngày 10/10 là hạn cuối đăng ký giá
Liên quan đến việc đăng ký giá các mặt hàng và ứng xử của cơ quan quản lý nếu doanh nghiệp cố tình không thực hiện, ông Nguyễn Tiến Thoả, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), nhấn mạnh: Trong số các mặt hàng phải quản lý giá như sữa, thuốc, phân bón, trước mắt những mặt hàng nào doanh nghiệp nào tăng giá cần gửi đăng ký ngay tới cơ quan quản lý giá.
Hiện việc phân cấp quản lý các doanh nghiệp và giá các mặt hàng đã được thông tư quy định rõ. Cụ thể ở đây: mặt hàng thuốc thuộc Bộ Y tế quản lý; mặt hàng sữa do Bộ Tài chính (đã gửi thông báo tới 3 doanh nghiệp lớn có ảnh hưởng đến thị trường là Mead Jonsshon; Abbott và Vinamilk); Giá cước vận tải sẽ do Bộ Giao thông vận tải quản lý... và một số mặt hàng khác thuộc sở tài chính, công thương hoặc UBND các tỉnh quản lý.
"Những đơn vị này sẽ phải tổng hợp báo cáo về Cục Quản lý giá với thời hạn cuối cùng vào ngày 10/10", ông Thỏa nhấn mạnh.
Theo kinh tế 24h