Bên cạnh những đụng độ trên bộ, tranh chấp trên biển mới là "chiến trường" chính mà Trung Quốc đẩy mạnh những năm gần đây.
Bên cạnh những đụng độ trên bộ, tranh chấp trên biển mới là “chiến trường” chính mà Trung Quốc đẩy mạnh những năm gần đây.
|
Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc tranh chấp với Hàn Quốc quanh bãi đá Socotra (tức Ieodo/Tô Nham Tiêu); với Nhật Bản là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trên biển Đông, "đường lưỡi bò" tham lam liếm đến tận cửa nhà của nhiều nước Đông Nam Á. |
Không tính đến căng thẳng quanh eo biển Đài Loan, Trung Quốc đang đẩy mạnh tranh giành chủ quyền trên 2 vùng biển Đông và Hoa Đông.
Ở biển Hoa Đông, Trung Quốc liên tục quấy nhiễu quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) do Nhật Bản quản lý. Với Hàn Quốc, tranh chấp quanh bãi đá Ieodo/Tô Nham Tiêu không căng thẳng bằng nhưng năm ngoái, Seoul phản ứng kiên quyết với vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Bắc Kinh lập trên biển Hoa Đông vì chồng lấn không phận của nước này.
Còn trên biển Đông, Trung Quốc dùng “đường lưỡi bò” liếm gần như hầu hết vùng biển chiến lược này, có tranh chấp với các nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia.
Nóng nhất hiện nay là việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng biển Việt Nam, dẫn đến sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Với Philippines, Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough bằng cách lật lọng thỏa thuận cùng rút tàu về nước.
Cái lý lẽ “dựa trên lịch sử và luật pháp quốc tế” mà Trung Quốc viện dẫn không được bất cứ láng giềng nào công nhận. Thái độ liên tục lấn tới bằng cách hăm dọa và cưỡng bức của Trung Quốc khiến các nước vốn cố gắng tránh xa tranh chấp trên biển Đông như Indonesia và Malaysia cũng phải đề phòng và lên tiếng mạnh mẽ hơn.
Trang Oil Price nhận định an ninh năng lượng chính là động lực phía sau của hầu hết chính sách ngoại giao mà Trung Quốc theo đuổi. Chính vì vậy, Trung Quốc sẽ không chịu từ bỏ các yêu sách chủ quyền trên các biển Đông và Hoa Đông bởi những nơi này đều được đánh giá là dồi dào dầu mỏ và khí đốt.
Nếu kiểu ngoại giao đàm phán song phương thất bại, Trung Quốc vẫn còn giải pháp quân sự. BáoPravda của Nga nhận định thẳng thắn: “Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới hiện nay sẵn sàng dùng vũ lực để đạt được mộng bành trướng. (…) Một khi một yêu sách chủ quyền nào đó được thỏa mãn, sẽ không thể dừng cỗ máy Bắc Kinh lại được nữa”.
Càng đáng lo hơn khi năng lực hải quân của các nước Đông Nam Á chưa phải là đối thủ của Trung Quốc. Để đối phó với sự khiêu khích của Trung Quốc ở biển Đông, Mỹ đang trong quá trình xây dựng một "kiến trúc an ninh mới" cùng một số nước ở châu Á - Thái Bình Dương.
|
Tàu hải giám và giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép tại biển Đông Ảnh: SINA |
Theo một số nguồn tin trong chính phủ Philippines, liên minh an ninh này sẽ gồm các nước Philippines, Việt Nam, Úc và Nhật Bản. Nguồn tin này nói thêm Philippines cũng muốn Singapore và Thái Lan tham gia liên minh, trong lúc khuyến khích Malaysia trở thành đối tác chiến lược.
Theo các nguồn tin, Mỹ không cân nhắc lập căn cứ quân sự mới ở khu vực. Thay vào đó, Washington sẽ làm việc với những đồng minh mà nước này xem là xương sống của liên minh được đề xuất nói trên.
Trên biển Hoa Đông, Mỹ ủng hộ Nhật Bản chủ động hơn khi dự tính dỡ bỏ lệnh cấm phòng vệ tập thể. Ngoài ra, trước sự quấy nhiễu liên tục của tàu và máy bay Trung Quốc, Nhật Bản đang xây dựng căn cứ trên các đảo xa và chuẩn bị điều quân tới đây.
(Theo NLĐ.com.vn)