Tranh Việt ở chốn rừng sâu, núi thẳm

09:04, 25/04/2016

(LĐ online) - Đến thăm khu du lịch Làng Cù Lần, du khách không khỏi ngỡ ngàng, hứng khởi khi được chiêm ngưỡng những tác phẩm hội họa xuất sắc của các họa sĩ Việt Nam đương đại danh tiếng. 

(LĐ online) - Đến thăm khu du lịch Làng Cù Lần, du khách không khỏi ngỡ ngàng, hứng khởi khi được chiêm ngưỡng những tác phẩm hội họa xuất sắc của các họa sĩ Việt Nam đương đại danh tiếng. Trầm trồ rồi thán phục thiện ý quảng bá hội họa nước nhà nên chủ nhân “Cù Lần” đã trưng bày một phòng tranh trang trọng giữa chốn rừng sâu, núi thẳm ở thôn Suối Cạn, xã Lát, huyện Lạc Dương. 
 
Văn Tuấn Anh - Chủ nhân Làng Cù Lần
Văn Tuấn Anh - Chủ nhân Làng Cù Lần

Tình cờ và hết sức may mắn được gặp chủ nhân Cù Lần tại Làng. Văn Tuấn Anh là doanh nhân nhưng tâm hồn của lãng tử xấp xỉ ngũ tuần thấm đẫm chất lãng mạn. Anh từng được công chúng nghệ thuật biết đến bởi có hai nhạc phẩm “Rừng gọi” và “Chuyện tình hoa pơ-ra-nhăng” được chọn đưa vào chương trình biểu diễn khai mạc và bế mạc Festival Hoa Đà Lạt 2015. Cũng dịp này, tác phẩm “Rừng gọi” và “Nhà anh trên đỉnh cheo leo” được Nhạc sĩ Nguyễn Bách tuyển cho chương trình biểu diễn Piano Sings 2015 với chủ đề “Phím đàn hoa”. 
 
Gương mặt rạng ngời với ánh mắt sáng, Văn Tuấn Anh cởi mở, chân thành tiếp chuyện: Vốn mê tranh từ nhỏ, lớn lên mê tranh Nguyễn Trung, mê sơn mài Lê Ngọc Linh. Tuy chưa hiểu hết tranh Lê Thiết Cương, Đặng Xuân Hòa, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái… song vẫn mê các danh họa này. Ngày cưới vợ đạp xe ngang một galery, vào xem mê bức tranh của Nguyễn Trung song chỉ dám ngắm chứ không thể mua nổi bởi giá tới 200USD. Nhớ bức tranh đầu tiên anh mua là bức “Phố cổ Hội An” vào năm 1991, tranh đẹp đã đành nhưng đáng nói là Lê Ngọc Linh vẽ về quê hương Văn Tuấn Anh. Chiều ấy mưa, tạt vào cửa hàng tranh, ngắm “Phố cổ Hội An” với tâm trạng náo nức và đêm về bị tranh ám ảnh khiến trằn trọc không ngủ nổi… Sáng sau đến hỏi mua, đặt cọc tiền và trả góp trong 4 tháng mới mang được tranh về. 
 
Mê tranh như vậy nên không ngạc nhiên khi hiện nay chủ nhân Làng Cù Lần đã có bộ sưu tập tranh  trên 170 bức với đủ thể loại: Sơn dầu, sơn mài, bột dầu, lụa, màu nước, chì… Trong đó, có 10 bức của Lê Thiết Cương, 15 bức của Nguyễn Thanh Bình, 2 bức của Nguyễn Tư Nghiêm, 1 bức của Bùi Xuân Phái, 2 bức của Lưu Công Nhân, 30 bức sơn dầu của họa sĩ trẻ đương đại Lê Thanh Tùng, 30 bức sơn mài của Lê Ngọc Linh. 
 
Trong căn phòng gần 200m 2 ở Làng đợt này triển lãm chủ yếu tranh của họa sĩ Lê Ngọc Linh mà chủ nhân rất mến mộ. Văn Tuấn Anh tâm sự: Sưu tập tranh là thú vui, niềm đam mê cá nhân song anh mở phòng trưng bày là để tạo điều kiện cho du khách trong nước và nước ngoài thưởng ngoạn, hiểu biết thêm về hội họa Việt Nam rất phong phú, độc đáo, giàu bản sắc.
 
Lứa đôi (Sơn mài, triển lãm tại Hawaii, New Yok, Luân Đôn) của Lê Ngọc Linh
Lứa đôi (Sơn mài, triển lãm tại Hawaii, New Yok, Luân Đôn) của Lê Ngọc Linh

“Hoài niệm” (Sơn dầu) của Nguyễn Văn Cường
“Hoài niệm” (Sơn dầu) của Nguyễn Văn Cường

Phố cổ của Lê Ngọc Linh
Phố cổ của Lê Ngọc Linh

Phố cổ Hội An (giải thưởng quốc gia năm 2008, triển lãm tại Hội nghị Apec 2006 do Việt Nam đăng cai) của Lê Ngọc Linh
Phố cổ Hội An (giải thưởng quốc gia năm 2008, triển lãm tại Hội nghị Apec 2006 do Việt Nam đăng cai) của Lê Ngọc Linh

Mèo (Sơn dầu) của Lê Ngọc Linh
Mèo (Sơn dầu) của Lê Ngọc Linh

 

Nuy (Tác phẩm thành tựu 20 năm sáng tác của Nguyễn Thanh Bình)
Nuy (Tác phẩm thành tựu 20 năm sáng tác của Nguyễn Thanh Bình)


Bài và ảnh: Đan Thanh