(LĐ online) - Chiều 12/1, tại TP Hà Nội, đồng chí Trần Thanh Mẫn - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết chương trình phối hợp giai đoạn 2017 - 2020 và ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2021 - 2025 về công tác bảo vệ môi trường.
(LĐ online) - Chiều 12/1, tại TP Hà Nội, đồng chí Trần Thanh Mẫn - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết chương trình phối hợp giai đoạn 2017 - 2020 và ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2021 - 2025 về công tác bảo vệ môi trường.
|
Chủ trì tại điểm cầu Lâm Đồng |
Tham dự có Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, cùng đại diện các bộ, ngành liên quan và đại diện các tôn giáo trong cả nước. Tại đầu cầu tỉnh Lâm Đồng, tham dự chủ trì có đồng chí Võ Ngọc Hiệp - Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng, đồng chí Nguyễn Văn Trải - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, đại diện các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức tôn giáo, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các huyện, thành phố, các khu dân cư tiêu biểu và các sở, ngành liên quan.
Đến nay, đã có 63/63 tỉnh, thành phố ký kết chương trình hoặc kế hoạch phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường với các tôn giáo trên địa bàn với gần 2.000 mô hình thuộc 43 tổ chức tôn giáo tham. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức cho cán bộ mặt trận, đoàn thể, các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo nắm được nội dung và mục tiêu của chương trình để có hành động cụ thể, qua đó thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Các tổ chức tôn giáo đã lồng ghép phổ biến về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong các trường học, khóa tu của Phật tử, các buổi học chính khóa và chương trình sinh hoạt ngoại khóa của tăng ni sinh tại các trường đào tạo Phật học.
Gắn bảo vệ môi trường việc triển khai các mô hình điểm bảo vệ môi trường, lấy đó làm một trong những tiêu chí để đánh giá, bình xét, công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa; tổ chức các sự kiện, ngày lễ lớn về môi trường.
Nhiều tổ chức tôn giáo toàn quốc đã làm tốt công tác từ thiện nhân đạo, đóng góp kinh phí để nâng cấp đường giao thông; xây dựng sửa chữa nhà; phát gạo hàng tháng cho hộ khó khăn.
Qua đánh giá, cách thức triển khai chương trình phối hợp có nhiều sáng tạo, phù hợp với giáo lý, giáo luật của tôn giáo, đặc điểm tình hình các địa phương và yêu cầu thực tiễn đang đặt ra, góp phần tạo được sự chuyển biến mạnh về nhận thức và làm thay đổi thái độ, hành vi, của người dân ở cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
|
Các đại biểu dự họp tại điểm cầu Lâm Đồng |
Qua 5 năm triển khai thực hiện, chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng, trên nhiều phương diện với sự tham gia phối hợp giữa nhiều lực lượng, cách thức triển khai có nhiều sáng tạo.
Các tôn giáo đã xây dựng được nhiều mô hình phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương và từng tôn giáo, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo được sự chuyển biến mạnh về nhận thức và làm thay đổi thái độ, hành vi, thói quen của các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, đồng bào các tôn giáo và người dân ở cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhiều nội dung của chương trình phối hợp đã được lồng ghép vào việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, đặc biệt là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" và phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường" nên đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các ngành và các đoàn thể; sự hưởng ứng tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp nhân dân cũng như các cộng đồng tôn giáo. Góp phần tăng cường sự hiểu biết, gắn bó, đoàn kết giữa các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tuy nhiên, công tác phối hợp bảo vệ môi trường còn có 1 số hạn chế như: Sự phối hợp có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, thường xuyên; công tác biên soạn, phát hành các tài liệu còn chậm; kinh phí từ ngân sách Nhà nước để triển khai thực hiện chương trình còn quá ít và chưa kịp thời.
Tại hội nghị, đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức tôn giáo tiếp tục ký kết chương trình phối hợp bảo vệ môi trường giai đoạn 2021 - 2025 ; trong đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam chủ trì chương trình toàn dân tham gia mô hình bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Dịp này, đã có 10 tập thể và 20 cá nhân được Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện chương trình phối hợp bảo vệ môi trường. Phía Lâm Đồng vinh dự có ông Điểu K’Ít - Trưởng Ban Công tác Mặt trận bản Brun (xã Gia Viễn, huyện Cát Tiên) được khen thưởng.
NGUYỆT THU