Thời gian qua tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể để tạo đà cho các HTX, THT bứt phá và phát triển bền vững |
Thời gian qua tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể để tạo đà cho các HTX, THT bứt phá và phát triển bền vững |
|
|
Thêm một mùa hồng thơm thảo, ngọt ngào về trên cao nguyên Lâm Viên. Sau khi ngả vàng trên tầng lá xanh, những trái hồng căng mọng, đạt độ chín và to tròn được hái xuống, gọt vỏ, treo lên giàn trong nhà kính. Phần quả chín mọng được bà con nông dân sơ chế và đưa vào hệ thống sấy nhiệt và sấy lạnh. Thức quà ngọt ngào ấy nhiều năm nay trở thành sản phẩm đặc trưng của TP Đà Lạt, công nhận OCOP 3 sao, 4 sao, có mặt trên khắp cả nước.
Sản phẩm hồng treo gió đạt chất lượng OCOP 3 sao của HTX Trường Gia Phát (xã Trạm Hành, TP Đà Lạt) |
Sản phẩm hồng treo gió đạt chất lượng OCOP 3 sao của HTX Trường Gia Phát (xã Trạm Hành, TP Đà Lạt) |
“Giá trị trái hồng tăng lên, người trồng hồng có được thu nhập khá hơn nên không còn chặt bỏ để chuyển đổi cây trồng như trước nữa. Giữ cây hồng, chúng ta không chỉ giữ một sinh kế mà còn là giữ hình ảnh, một sản phẩm biểu tượng của vùng đất cao nguyên thơ mộng”, bà Bùi Thị Kim Liên - Phó Giám đốc HTX Trường Gia Phát (xã Trạm Hành, TP Đà Lạt) - một đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm hồng và cà phê cho hay.
Các sản phẩm hồng treo gió, hồng sấy các loại của các HTX trên địa bàn các xã Trạm Hành, Xuân Trường, Tà Nung..., TP Đà Lạt giúp người dân ngày càng nâng cao thu nhập, giảm nghèo, mở rộng thêm liên kết theo chuỗi giá trị |
Các sản phẩm hồng treo gió, hồng sấy các loại của các HTX trên địa bàn các xã Trạm Hành, Xuân Trường, Tà Nung..., TP Đà Lạt giúp người dân ngày càng nâng cao thu nhập, giảm nghèo, mở rộng thêm liên kết theo chuỗi giá trị |
Thành lập từ 2017, từ 7 thành viên ban đầu, đến nay HTX Trường Gia Phát đã liên tục mở rộng quy mô và số thành viên, hộ liên kết. Sản phẩm của HTX đã nhanh chóng chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, có mặt tại các hệ thống bán lẻ, siêu thị trên toàn quốc. Bà Bùi Thị Kim Liên - Phó Giám đốc HTX Trường Gia Phát từ một nhà nông đơn thuần đã cùng với các thành viên Hội đồng Quản trị HTX được các ngành tạo điều kiện đi tập huấn, tham gia các khóa học nâng cao kiến thức, nhận thức về kinh tế tập thể, kinh tế thị trường.
Hiện nay, các HTX chuyên về sản xuất nông sản với tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao phát triển ngày một mạnh mẽ và hoạt động có hiệu quả, hướng tới phát triển ngày một bền vững với số lượng sản phẩm đa dạng, phong phú |
Hiện nay, các HTX chuyên về sản xuất nông sản với tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao phát triển ngày một mạnh mẽ và hoạt động có hiệu quả, hướng tới phát triển ngày một bền vững với số lượng sản phẩm đa dạng, phong phú |
Theo đánh giá, các HTX nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc cơ cấu lại sản xuất, liên kết sản xuất, bao tiêu nông sản, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho thành viên, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn. Cùng với đó, các hoạt động của các HTX còn góp phần thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm nghèo, an sinh xã hội thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Việc thực hiện tốt những hoạt động dịch vụ nông nghiệp đã tạo điều kiện cho các thành viên HTX, THT và các hộ nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập cho người lao động |
Việc thực hiện tốt những hoạt động dịch vụ nông nghiệp đã tạo điều kiện cho các thành viên HTX, THT và các hộ nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập cho người lao động |
|
Việc tham gia vào HTX Chuối Laba Banana Đạ K’Nàng đã giúp cho các thành viên HTX và nhiều hộ nông dân có thu nhập ổn định |
Việc tham gia vào HTX Chuối Laba Banana Đạ K’Nàng đã giúp cho các thành viên HTX và nhiều hộ nông dân có thu nhập ổn định |
Ở địa phương còn nhiều khó khăn như huyện Đam Rông, việc có được một sản phẩm vươn tầm quốc tế như chuối Laba của HTX Chuối Laba Banana Đạ K’Nàng là một trong những đột phá của ngành nông nghiệp. Cách đây khoảng 5 năm, cây chuối vẫn là một trong những điều lạ lẫm với người dân.
“Đối với nông dân chúng tôi, việc tìm được một loại cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu là đã là một niềm vui lớn. Thế nên, khi có được đơn vị liên kết, bao tiêu sản phẩm thì chúng tôi lại càng an tâm hơn, từ đó tập trung toàn bộ năng lực vào khâu mà chúng tôi làm tốt nhất. Đó là việc sản xuất hướng tới bền vững, để tạo ra các sản phẩm chất lượng hơn” - ông Hoàng Văn Cường, thành viên HTX Chuối Laba Banana Đạ K’Nàng (huyện Đam Rông) chia sẻ.
Tại địa bàn Đam Rông, một huyện vùng sâu, vùng xa của địa phương, kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng các HTX nông nghiệp ngày một phát triển, tạo ra chuỗi liên kết giữa nhà nước - doanh nghiệp và người dân ngày càng bền vững, hiệu quả |
Tại địa bàn Đam Rông, một huyện vùng sâu, vùng xa của địa phương, kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng các HTX nông nghiệp ngày một phát triển, tạo ra chuỗi liên kết giữa nhà nước - doanh nghiệp và người dân ngày càng bền vững, hiệu quả |
Nhờ việc xác định được giá trị của sản phẩm cũng như cách thức xây dựng HTX, xác định hướng đi đúng đắn mà hiện nay, sản phẩm chuối laba của HTX Chuối Laba Banana Đạ K’Nàng đã chinh phục các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia… Hàng chục nông dân các dân tộc K’ Ho, M’ Nông nơi đây cũng đã có đời sống khấm khá hơn nhờ tham gia chuỗi liên kết của HTX. 70% sản lượng chuối của HTX phục vụ thị trường xuất khẩu, 30% còn lại được tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Ông Nguyễn Huy Phương - Giám đốc HTX Chuối Laba Banana Đạ K’Nàng và đối tác đi kiểm tra chất lượng chuối laba tại vườn các thành viên HTX |
Ông Nguyễn Huy Phương - Giám đốc HTX Chuối Laba Banana Đạ K’Nàng và đối tác đi kiểm tra chất lượng chuối laba tại vườn các thành viên HTX |
Theo ông Phương phân tích, ngay từ khi mới thành lập, HTX đã lựa chọn và chuẩn hóa một quy trình sản xuất công nghệ cao, tuân thủ theo đúng yêu cầu từ các đối tác Nhật Bản. Bởi đó chính là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm để tiếp tục duy trì sản lượng xuất khẩu lớn đến các thị trường lớn. Trong liên kết, HTX hỗ trợ nông dân vốn để mua cây giống, vật tư, phân bón, hướng dẫn về kỹ thuật canh tác và bao tiêu toàn bộ sản phẩm sau thu hoạch. Đổi lại, nông dân phải cam kết tuân thủ quy trình canh tác theo hướng dẫn của HTX và chuối thành phẩm phải đúng quy cách, số lượng và tiêu chuẩn theo cam kết trong hợp đồng.
Bà Hạnh đánh giá, Lâm Đồng giờ có nhiều mô hình HTX đi đầu ở khu khu vực Tây Nguyên về việc ứng dụng công nghệ cao, xây dựng nhiều mô hình gắn với chuỗi giá trị.Lợi nhuận bình quân của HTX nông nghiệp khoảng 358 triệu đồng, thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX khoảng 6 triệu mỗi tháng.
Với đặc thù là địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, hiện nay, số lượng HTX nông nghiệp chiếm khoảng 80% (423/525 HTX) và THT nông nghiệp chiếm trên 96% (429/446 THT) so với 10 năm trước đã có sự phát triển mạnh mẽ.
Ngày càng nhiều các sản phẩm OCOP hạng 3 sao, 4 sao được bày bán tại các Hội chợ OCOP trên cả nước, đem lại cơ hội tiêu dùng sản phẩm chất lượng cho người dân và du khách |
Ngày càng nhiều các sản phẩm OCOP hạng 3 sao, 4 sao được bày bán tại các Hội chợ OCOP trên cả nước, đem lại cơ hội tiêu dùng sản phẩm chất lượng cho người dân và du khách |
Điều đáng ghi nhận là các HTX được cơ quan chức năng địa phương đánh giá trong khâu vận hành theo chuỗi liên kết ngày một chặt chẽ, chuyên nghiệp hơn để mang lại giá trị sản phẩm hàng hóa và thu nhập ổn định cho thành viên cũng như bà con nông dân liên kết sản xuất. Có thể kể đến một vài mô hình điển hình như: HTX Tiến Huy (huyện Đức Trọng), HTX Đông Di Linh (huyện Di Linh), HTX Lê Gia (huyện Cát Tiên), HTX đan len Quý Anh (TP Bảo Lộc), HTX nông nghiệp Đạ M’Ri (huyện Đạ Huoai), HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Hiền Thi (Lạc Dương)…
Cụ thể hóa các chương trình hành động, nghị quyết, các cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng đã tích cực tạo điều kiện để các HTX, THT được tiếp cận vốn Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX |
Cụ thể hóa các chương trình hành động, nghị quyết, các cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng đã tích cực tạo điều kiện để các HTX, THT được tiếp cận vốn Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX |
Theo Liên minh HTX Lâm Đồng, hiện nay, các đơn vị kinh tế tập thể Lâm Đồng đã và đang chủ động thay đổi để hội nhập; đồng thời, điều chỉnh hoạt động để phù hợp với Luật Hợp tác xã năm 2023 vừa được thông qua. Những đổi mới của Luật Hợp tác xã 2023 được đánh giá sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng cho các HTX tham gia vào nền kinh tế.
Đồng thời, loại bỏ các quy định gây trở ngại gia nhập thị trường, xây dựng hệ sinh thái các tổ chức kinh tế hợp tác phát triển năng động, hiệu quả, bền vững, giúp nâng cao thu nhập của các thành viên và góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Chỉnh lý, bổ sung các khoản quy định hỗ trợ THT, HTX, liên hiệp HTX liên kết hình thành vùng nguyên liệu, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, áp dụng và chứng nhận các tiêu chuẩn để phát triển thị trường.
Cùng với đó hỗ trợ hình thành sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị kinh tế, văn hóa, lợi thế của địa phương cũng như hỗ trợ kinh phí đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với việc hình thành chuỗi sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm của THT, HTX, liên hiệp HTX…
UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã ban hành kế hoạch yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể. Trong đó, xây dựng chương trình tổng thể về phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn; huy động nguồn lực hỗ trợ phát triển của kinh tế tập thể, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ; trong đó, chú trọng thu hút nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, mở rộng thị trường cho kinh tế tập thể. Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và Liên minh HTX tỉnh đối với phát triển kinh tế tập thể.
Với sự hỗ trợ hiệu quả của tỉnh về cơ chế chính sách, vay vốn ưu đãi, các HTX có thêm động lực để mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm. |
Với sự hỗ trợ hiệu quả của tỉnh về cơ chế chính sách, vay vốn ưu đãi, các HTX có thêm động lực để mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm. |
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 578 HTX, 5 liên hiệp HTX, 452 THT với tốc độ tăng trưởng về doanh thu bình quân của hợp tác xã khoảng 8%/năm. Trong đó, số HTX khá, giỏi chiếm trên 60% tổng số HTX, không còn mô hình HTX tồn tại hình thức và 70% cán bộ quản lý HTX được qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về HTX và pháp luật liên quan. Bên cạnh đó, mỗi địa phương có ít nhất 1 mô hình HTX hoạt động hiệu quả có chuỗi liên kết gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp,..
Tuy nhiên, để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra, bên cạnh bàn đạp là những chính sách, hỗ trợ từ các cấp, các ngành thì theo nhận định của ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, hiện nay quan trọng nhất vẫn là chủ thể HTX, THT.
Các chủ thể HTX, THT phải chủ động đổi mới để thích ứng với những yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Đồng thời khắc phục những khó khăn về nguồn lực, tài chính và có phương án kinh doanh cụ thể, nhanh nhạy tiếp cận những kênh thương mại mới, đặc biệt là các sàn thương mại điện tử như Tiktok, Facebook, Zalo… để có thể tiếp cận trực tiếp đối với khách hàng, hoàn thành mục tiêu cao nhất là tiêu thụ sản phẩm, đem lại lợi nhuận cao nhất cho mình và thành viên.
Nhiều HTX trên địa bàn Lâm Đồng hoạt động đa dạng hóa về ngành nghề, lĩnh vực, ngày một mở rộng quy mô sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn, chuyên canh |