Hội thảo góp ý dự thảo luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

03:10, 06/10/2022
(LĐ online) - Ngày 6/10, tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, dự thảo luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) sẽ được Quốc hội dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV. Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền. Hội thảo dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Tạo - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh, cùng dự có ĐBQH K ‘Nhiễu, đại diện HĐND, các cơ quan Công an, Tư pháp, Ngân hàng nhà nước, các thành viên Tổ tư vấn chính sách pháp luật, các sở ngành cùng tham dự. 
 
Toàn cảnh hội thảo góp ý Dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền ( sửa đổi)
Toàn cảnh hội thảo góp ý Dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền ( sửa đổi)
 
Sau nhiều lần các cơ quan trung ương tổ chức hội thảo, nhiều ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, các chuyên gia, thẩm tra của của ủy ban của Quốc hội và thực hiện kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Ban soạn thảo đã tiếp thu, chỉnh lý vào dự thảo luật lần này với 4 chương, 65 điều.  Thực hiện sửa đổi luật Phòng chống rửa tiền (PCRT) lần này nhằm thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đàng, Nhà nước đối với công tác PCRT. Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Đa số đại biểu bày tỏ sự cần  thiết phải sửa đổi luật vì Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 bộc lộ một số nội dung về chế tài không phù hợp. Qua đó, nhằm quy định chế tài đối với hành vi vi phạm về nghĩa vụ phòng, chống rửa tiền của các tổ chức tài chính hoặc phi tài chính trong việc nhận biết khách hàng và cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; báo cáo giao dịch đáng ngờ…
 
Có đại biểu đề nghị bổ sung đối tượng áp dụng vào Điều 2 là các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trong phòng, chống rửa tiền. Đề nghị chỉ nên định kỳ hàng năm tương ứng với đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo quy định tại Điều 15; đồng thời với quy định khi có những diễn biến đặc biệt thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì đề xuất đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền đột xuất.
 
Đại biểu tham gia góp ý
Đại biểu tham gia góp ý
 
Có đại biểu cho rằng “Rửa tiền” là hành vi của tổ chức, cá nhân được quy định trong Bộ luật Hình sự nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.”  Khoản 5 quy định: Giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là giao dịch bằng tiền mặt, bằng vàng hoặc ngoại tệ tiền mặt được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một ngày, có tổng giá trị bằng hoặc vượt mức do Thủ tướng Chính phủ quy định. Tuy nhiên, ngoài giao dịch bằng tiền mặt, bằng vàng hoặc ngoại tệ tiền mặt thì thực tế còn có các hoạt động liên quan đến tiền ảo giao dịch trên nền tảng online đang rất phổ biến hiện nay nhưng không được kiểm soát và không được phát hành hoặc kiểm soát bởi ngân hàng như Bitcoin, Ethereum, Terra, Litecoin và XRP  … việc giao dịch tiền ảo là điều kiện thuận tiện cho các hành vi rửa tiền,  do vậy đề nghị cần nghiên cứu bổ sung loại hình giao dịch này.
 
Cần có hướng dẫn rõ hơn về mức giao dịch thường xuyên, xác minh thông tin khách hàng, bổ sung cụm từ “quan hệ giao dịch cung ứng dịch vụ tài chính”. Cập nhật, xác minh thông tin khách hàng…cần quy định rõ hơn về điều kiện giao dịch tránh tình trạng các cơ quan khác lợi dụng thông tin khai thác khách hàng…phải làm rõ quy định trong luật về việc ai cũng phải được “ bảo mật thông tin”.  Về dấu hiệu đáng ngờ đề nghị bổ sung “có giao dịch đột biến trong tài khoản” từ thực tế phát sinh. Đại biểu tham gia góp ý về yêu cầu kiểm soát rủi ro đối với bên thứ ba khi thực hiện nhận biết, xác minh, cập nhật thông tin qua bên thứ ba: về quy định mức giao dịch giá trị lớn phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn…
 
Các ý kiến góp ý sẽ được Đoàn ĐBQH Lâm Đồng tiếp thu, ghi nhận, tổng hợp, báo cáo góp ý với Quốc hội trong Kỳ họp thứ tư sắp tới./.
 
NGUYỆT THU