Xây dựng xã hội học tập phải đến tận từng người dân

05:02, 14/02/2017

Đó là chỉ đạo của ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị sơ kết 1 năm triển khai các mô hình học tập ở cơ sở và xây dựng mô hình điểm cộng đồng học tập cấp xã được UBND tỉnh tổ chức vào sáng 14/2, với sự tham dự của lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố thuộc Ban chỉ đạo Đổi mới giáo dục tỉnh Lâm Đồng. 

Đó là chỉ đạo của ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị sơ kết 1 năm triển khai các mô hình học tập ở cơ sở và xây dựng mô hình điểm cộng đồng học tập cấp xã được UBND tỉnh tổ chức vào sáng 14/2, với sự tham dự của lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố thuộc Ban chỉ đạo Đổi mới giáo dục tỉnh Lâm Đồng. 
 
Ký giao ước cam kết thực hiện và xây dựng xã hội học tập
Ký giao ước cam kết thực hiện và xây dựng xã hội học tập

Tại hội nghị, Hội Khuyến học tỉnh, Sở GDĐT - cơ quan chủ trì thực hiện đã báo cáo tình hình 1 năm triển khai các mô hình học tập theo Quyết định số 281 của Thủ tướng Chính phủ về “Đề án đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh và Thông tư 44 của Bộ GDĐT về việc xây dựng mô hình cộng đồng học tập cấp xã. Sau 1 năm thực hiện, việc triển khai xây dựng các mô hình học tập như Gia đình học tập (GĐHT), Dòng họ học tập (DHHT), Cộng đồng học tập (CĐHT), Đơn vị học tập (ĐVHT) và mô hình Cộng đồng học tập cấp xã đã đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ, dần cụ thể hóa đường lối, nghị quyết của Đảng về xây dựng xã hội học tập (XHHT), học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Đến nay, toàn tỉnh có 118.731 GĐHT, đạt 92,9%; 267 DHHT, đạt 63,6%; 1.032 CĐHT, đạt 82,9%; 675 ĐVHT, đạt 93,5%; 20 xã, phường, thị trấn thực hiện thí điểm mô hình CĐHT cấp xã; trong đó, 14 đơn vị đạt chuẩn 15 tiêu chí và 6 đơn vị đạt 11 - 14 tiêu chí.
 
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các mô hình XHHT từ tỉnh đến cơ sở còn gặp một số khó khăn, hạn chế. Trong đó phải kể đến việc chưa thực sự vào cuộc của một số cán bộ lãnh đạo và nhân dân về mô hình xây dựng XHHT; sự tham gia giám sát đánh giá của các ban ngành, đoàn thể chưa chặt chẽ; số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ khuyến học các cấp còn hạn chế; kinh phí thực hiện đề án từ tỉnh đến cơ sở chưa tương xứng với nội dung công việc… 
 
Hội nghị cũng đã nghe báo cáo tham luận của một số đơn vị triển khai có hiệu quả mô hình xây dựng XHHT, xây dựng mô hình điểm CĐHT cấp xã. Qua đó, những giải pháp và bài học kinh nghiệm đã được chia sẻ để việc thực hiện các mô hình XHHT từ cơ sở đạt nhiều kết quả hơn. Dịp này, đại diện các sở, ban, ngành, Hội Khuyến học tỉnh và UBND các huyện, thành phố đã ký giao ước cam kết thực hiện và phối hợp thực hiện xây dựng XHHT và học tập thường xuyên. 
 
Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Văn Đa nhấn mạnh: Phải làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là làm sao để chủ trương xây dựng XHHT phải đến tận từng gia đình, từng người dân để toàn xã hội cùng tham gia vào cuộc. Đồng thời, các ban, ngành, đoàn thể phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc tham gia, giám sát và đánh giá. Bên cạnh đó, UBND các huyện, thành phố cần xem xét giải quyết kinh phí cho công tác khuyến học tại địa phương để tạo điều kiện cho việc xây dựng XHHT đạt hiệu quả ngay từ cơ sở…
 
TUẤN HƯƠNG