Ấn tượng Tây Bắc

08:11, 01/11/2011

Du khách trong và ngoài nước tìm đến Tây Bắc không chỉ bởi cảnh rừng núi hùng vĩ, hoang sơ nơi đây mà còn vì sự hấp dẫn trước nét văn hoá truyền thống, tập quán sinh hoạt và canh tác rất đa sắc, giàu chất “folclore” của đồng bào trên 20 dân tộc anh em sinh sống.

(LĐ online) - Du khách trong và ngoài nước tìm đến Tây Bắc không chỉ bởi cảnh rừng núi hùng vĩ, hoang sơ nơi đây mà còn vì sự hấp dẫn trước nét văn hoá truyền thống, tập quán sinh hoạt và canh tác rất đa sắc, giàu chất “folclore” của đồng bào trên 20 dân tộc anh em sinh sống.
 
Đường lên Tây Bắc chập chùng núi đá cao
Đường lên Tây Bắc chập chùng núi đá cao

Theo các nhà khoa học: Tây Bắc có địa hình núi non hiểm trở, nhiều núi đá cao chạy theo hướng tây bắc – đông nam; có dãy Hoàng Liên Sơn dài 180 km, rộng 30 km, một số đỉnh núi cao từ 2.800 – 3.000 m. Lịch sử hình thành vùng đất này có từ 500 triệu năm trước. Ngày xưa nơi đây là biển và chỉ có  một số đỉnh núi ở dãy Hoàng Liên Sơn, dãy sông Mã nổi lên. Trải qua quá trình kiến tạo đã hình thành một Tây Bắc hùng vĩ hiện nay. Tây Bắc gồm 6 tỉnh (Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lao Cai, Yên Bái) với diện tích 5,64 triệu ha, có các cao nguyên: Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản và các lòng chảo Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh là những vựa lúa lớn; có 3,5 triệu dân; có đường biên giới với Trung Quốc, Lào. Lên Tây Bắc, du khách còn có dịp tới cao nguyên đá Hà Giang thuộc về miền đông bắc Tổ quốc, sinh sống đông đồng bào Mông, Dao, Thái…, giàu bản sắc văn hoá truyền thống. Nét đáng yêu của những vùng núi cao tuy còn nhiều khó khăn nhưng không thiếu nét hồn hậu, sự chân thành, hiếu khách của cư dân bản địa.
 
Trẻ em và phụ nữ miền núi trong chợ phiên
Trẻ em và phụ nữ miền núi trong chợ phiên
Đường đến chợ dắt theo gia súc để bán
Đường đến chợ dắt theo gia súc để bán
Hồn nhiên vùng cao
Hồn nhiên vùng cao
Quá chén tại chợ phiên và hình ảnh nhẫn nại chăm sóc chồng
Quá chén tại chợ phiên và hình ảnh nhẫn nại chăm sóc chồng
 
Thanh Hằng