Đảo Lý Sơn vươn mình ra biển

07:07, 04/07/2011

(LĐ online) - Sau khi dự Hội thảo báo Đảng miền Trung – Tây Nguyên (tại TP Quảng Ngãi) về chủ đề chủ quyền, biển đảo Việt Nam, đoàn phóng viên Báo Lâm Đồng đã náo nức ra đảo Lý Sơn.

(LĐ online) - Sau khi dự Hội thảo báo Đảng miền Trung – Tây Nguyên (tại TP Quảng Ngãi) về chủ đề chủ quyền, biển đảo Việt Nam, đoàn phóng viên Báo Lâm Đồng đã náo nức ra đảo Lý Sơn.

Trên đường ra đảo.
Trên đường ra đảo.
Từ cảng Sa Kỳ, tàu cao tốc chở gần 200 khách chạy hơn 1 giờ 40 phút thì cập Lý Sơn. Một thị trấn sầm uất hiện ra trước ống kính.

Ông Phạm Hoàng Linh – Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn cho biết: Đảo nằm phía đông bắc Quảng Ngãi, cách đất liền 17 hải lý, rộng 10 km2, 21.000 cư dân sinh sống ở 3 xã (An Vĩnh, An Hải, An Bình). Lý Sơn lãng mạn vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX đã say mê trí tưởng tượng sinh viên của tôi qua truyện ký “Lý Sơn mùa tỏi” kiệt xuất của nhà văn Nguyễn Thành Long mà gần 4 thập kỷ sau mới được chạm chân lên bờ biển trắng!

Lý Sơn không chỉ nổi tiếng bởi thương hiệu tỏi, hành, đậu đỗ… mà ngư trường nơi đây phong phú hải sản quý hiếm. Người Lý Sơn từng có hàng trăm năm giong buồm ra Hoàng Sa, Trường Sa giữ biên hải và khai thác nguồn lợi từ biển. Ông Trần Hữu Nguyên – Chủ tịch UBND huyện phấn khởi cho biết: Đảo có đội thuyền trên 400 chiếc, phần lớn đánh bắt xa bờ. Năm 2010, huyện đánh bắt 27.000 tấn hải sản, bình quân mỗi người dân khai thác trên 1 tấn.

Lý Sơn hiện có 1 trường THPT và 2 trường THCS. Hạ tầng đang được đầu tư tốt.

Đến Lý Sơn, chúng tôi đã ghé thăm Nhà Bảo tàng Hoàng Sa Bắc Hải và chụp ảnh lưu niệm dưới chân tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải do nhà điêu khắc Hà Trí Dũng quê tận Thái Bình, châu thổ sông Hồng vào dựng. Thăm Âm linh tự và ngưỡng chiêm những ngôi mộ gió mà kính phục các bậc tiền nhân bám đảo, bám biển giữ gìn biên hải từ 400 – 500 năm trước.

Tại nhà bảo tàng, may mắn gặp Đặng Thị Hiền là hậu duệ của cụ Đặng Văn Xiểm là 1 trong 15 bậc tiền hiền trên đảo Lý Sơn. Học chuyên ngành du lịch, làm thuyết minh bảo tàng, Hiền rất tự hào, hãnh diện khi giới thiệu về lịch sử, truyền thống quê hương.

Lý Sơn đang cần được đầu tư nhiều hơn nữa theo “Chiến lược biển đảo Việt Nam đến năm 2020” để ngư dân trên đảo nhộn nhịp giong buồm ra quần đảo Hoàng Sa làm giàu cho quê hương, đât nước.
 

Cảng Lý Sơn.
Cảng Lý Sơn.
Tấp nập bến cảng.
Tấp nập bến cảng.
Tàu hàng nông sản về đất liền.
Tàu hàng nông sản về đất liền.
Chăm sóc hành, tỏi thương hiệu nổi tiếng của Lý Sơn.
Chăm sóc hành, tỏi thương hiệu nổi tiếng của Lý Sơn.
 6. Thi công hồ chứa nước ngọt trên đỉnh núi lửa Thới Lới, cao 169 m, rộng 40 ha
Thi công hồ chứa nước ngọt trên đỉnh núi lửa Thới Lới, cao 169 m, rộng 40 ha
7. Miếu thiêng Âm linh tự
Thị Trấn Lý Sơn.
Tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải.
Tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải.
Phóng sự ảnh: Nguyễn Thanh Đạm