Vỡ đá trồng hoa

02:01, 25/01/2011

Chỉ có đá và đá, đá mẹ cõng đá con… nhưng giờ đây thay cho vùng “cao nguyên đá” dưới chân ngọn núi Voi huyền thoại này là một vựa hoa Tết ngút ngàn tầm mắt – vựa hoa Hiệp An (Đức Trọng).

Chỉ có đá và đá, đá mẹ cõng đá con… nhưng giờ đây thay cho vùng “cao nguyên đá” dưới chân ngọn núi Voi huyền thoại này là một vựa hoa Tết ngút ngàn tầm mắt – vựa hoa Hiệp An (Đức Trọng).
 
Thay cho "cao nguyên đá" dưới chân ngọn núi Voi này giờ đây là những vườn hoa đang hứa hẹn cho một mùa bội thu.
Thay cho "cao nguyên đá" dưới chân ngọn núi Voi này giờ đây là những vườn hoa đang hứa hẹn cho một mùa bội thu.

Những ngày giáp Tết Tân Mão, theo chân thương lái hoa đến làng hoa Hiệp An, thật thú vị khi lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy ngay trong lòng làng hoa nằm kẹp hai bên tuyến quốc lộ 20 này vẫn còn nguyên dấu tích của một “cao nguyên đá”. Đá nổi, đá chìm; đá hiện diện khắp ngõ ngách trong làng, trong cả những căn nhà, bờ taluy và ngay bên dưới những cụm hoa hồng đang khoe sắc.

Anh Trương Văn Thành (40 tuổi, quê Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), có trên 20 năm làm nghề “khai sơn phá thạch” ở vùng Hiệp An, Hiệp An, nghề chẻ đá. Thời điểm đó, ở đây chỉ toàn đá là đá, có những tảng đá to sừng sững như một căn nhà 2 tầng, vậy mà sau gần 20 năm, giờ đây vùng “cao nguyên đá” này đã biến thành một vựa hoa có tiếng…”. Cũng theo anh Thành, hầu hết những người dân đến lập cư dưới chân ngọn Núi Voi này đều là dân lao động nghèo, không có tiền “tậu đất”, họ buộc phải “bỏ công làm lời”. Cứ ngày này, qua tháng nọ cần mẫn chẻ, đục để giải phóng mặt bằng. Đá lớn thì thuê thợ xử lý, đá trung trung thì đào hố chôn chôn Rồi, nhà cửa mọc lên; và, giờ thay cho đá là những vườn hoa đủ loại khoe sắc bốn mùa.

Anh Nguyễn Văn Đức, sống tại thôn Tân An (Hiệp An), có 6 sào đất trồng hoa lay ơn, bộc bạch: “Người dân ở vùng này sống trên đá, và hoa cũng nở trên đá. Như vườn tôi đây, trước đã làm rồi (đã dọn đá – Pv), nhưng nay vẫn phải làm lại, vì trước đây không có máy móc phải làm bằng tay, nên toàn bộ đá đều được chôn lấp, giờ phải thuê xe múc trục lên, rồi thuê thợ chẻ để lấy đá xây taluy vườn. Nhưng ngặt nỗi, đá ở vùng này quá cứng, nên không có thợ đá nào trụ nổi. Giờ đây, cả vùng chỉ còn có một thợ đá là anh Trương Văn Thành, trong khi cùng lúc nhiều người cần thành thử không có người làm”. Nhìn mảnh vườn một nửa là hoa còn nửa kia vẫn ngổn ngang đá của gia đình anh Đức, một đồng nghiệp đi cùng không bỏ lỡ cơ hội ghi hình… Thấy vậy, anh Đức cười, nói: “Vườn nhà tôi có thấm gì so với lượng đá ở vườn nhà Chú Mười (vườn anh Tạ Công Hưng, ngụ cùng thôn), anh chị cứ đến đấy xem sẽ biết”.

Quả thực, bước sang vườn nhà anh Tạ Công Hưng, điều đầu tiên đập vào mắt không chỉ hoa, mà còn là đá. Mảnh vườn hơn 6 sào đã được phân thành 2 thửa cao, thấp theo địa hình, ngăn cách giữa hai thửa vườn là một bờ taluy đá dài tới 70m, dày 3m và cao hơn 2m, nhưng theo chủ nhân của mảnh vườn, đây chỉ là một phần rất nhỏ, bởi số lượng lớn đã được sử dụng xây dựng nền móng công trình và làm đường nội bộ trong làng, nếu không thì không biết chất đâu cho hết đá.

Anh Tạ Công Hưng kể, năm 1992, hai vợ chồng từ Quảng Ngãi dắt nhau vào đây lập nghiệp và mua lại mảnh vườn 6 sào đá này với giá chỉ có 1 chỉ vàng. Sau khi mua lại mảnh vườn, hai vợ chồng không kể ngày đêm kiên trì “vỡ” đá lập vườn, và trời cũng không phụ lòng người, dường như “đất cũ đãi người mới”, đá được dọn đến đâu thì hoa mọc lên đến đó. Lúc đầu là cây lay ơn, sau đó là cây cúc đại đóa trong nhà kính, nay là một vườn thiên điểu đang hứa hẹn cho một mùa bội thu. Mặc dù mới cho thu hoạch bói, nhưng mỗi tháng “dựt” (thu hoạch) hai lần, và với giá bình quân như hiện nay 5.000đ/bông thiên điểu, gia đình anh chị cũng thu được hơn 10 triệu đồng/tháng (đã trừ chi phí công, phân); và bước sang năm thứ 2, thứ 3 với 6 sào thiên điểu này sẽ cho thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng. Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp An, bà Lê Thị Hà cho biết: Toàn xã có trên 400ha đất canh tác hoa, trong đó hơn 100ha chuyên làm giống hoa, số còn lại chủ yếu trồng hoa lay ơn; tùy theo thời tiết và giá cả thị trường, diện tích trồng hoa của địa phương cũng biến động theo từng năm. Riêng lứa hoa Tết năm nay, địa phương đã xuống giống được trên 248ha hoa lay ơn các loại.

Ở “cao nguyên đá” Hiệp An, đá lùi đến đâu, hoa mọc lên đến đó, và cuộc sống của người dân cũng được cải thiện theo một cách đáng kể. Đá ở đây như một minh chứng cho khả năng kỳ diệu của con người!
 
Thụy Trang